Ông Joseph Deiss, chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên thể hiện sự linh hoạt, thái độ thiện chí và tinh thần sáng tạo nhằm thúc đẩy tiến trình cải tổ, từ đó góp phần khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong quản trị toàn cầu.
Lời kêu gọi được đưa ra trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 về cải tổ Hội đồng Bảo an.
Chủ tịch Deiss nhấn mạnh mặc dù tiến trình cải tổ Hội đồng Bảo an đã kéo dài gần 2 thập kỷ qua, song cho đến nay cơ cấu của cơ quan quyền lực cao nhất Liên hợp quốc này vẫn không thay đổi kể từ khi được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2, với 5 nước ủy viên thường trực có quyền phủ quyết và 10 nước ủy viên không thường trực và được bầu nhiệm kỳ 2 năm.
Trong cuộc tranh luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần này, với ít nhất 60 nước đăng ký phát biểu, Chủ tịch Deiss khẳng định giải pháp cho việc cải tổ Hội đồng Bảo an hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm của các nước thành viên.
Do đó, các nước cần linh hoạt, sẵn sàng hiệp, thể hiện thái độ thiện chí, sáng tạo và tôn trọng lẫn nhau trong bầu không khí minh bạch và bao quát.
Ông nhấn mạnh tới thúc đẩy sự đồng thuận, thu hẹp bất đồng nhằm đạt được kết quả cụ thể.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng lưu ý thế giới hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải làm cho Liên hợp quốc phù hợp với những thay đổi đã diễn ra từ năm 1945 đến nay.
Sáu vấn đề then chốt cần thảo luận để đạt sự đồng thuận là cơ cấu các thành viên của Hội đồng Bảo an, quyền phủ quyết, đại diện khu vực, quy mô của Hội đồng Bảo an mở rộng, phương thức làm việc của hội đồng và quan hệ của Hội đồng Bảo an với Đại hội đồng.
Ông kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc ủng hộ nỗ lực của Đại sứ Afghanistan, Zahir Tanin, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát các cuộc thương lượng cải tổ Hội đồng Bảo an.
Ủy ban này đã yêu cầu các nước trình quan điểm của mình về 6 vấn đề liên quan đến cải tổ Hội đồng Bảo an và Chủ tịch Tanin đã khẳng định các cuộc thảo luận về cải tổ cơ quan này phải dựa trên các văn bản có tính pháp lý cao, tập hợp quan điểm của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Trong khi đó, phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New Delhi rằng Washington ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, các nhà ngoại giao ở Liên hợp quốc cho rằng phải mất một thời gian dài nữa mới có thể cải tổ được cơ quan này do vẫn còn nhiều bất đồng.
Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Brazil và Nam Phi là những nước đang tích cực vận động để trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an được mở rộng sau cải tổ.
Một số nước khác, trong đó có Pakistan và Italy, tiếp tục phản đối việc mở rộng quy mô các nước ủy viên thường trực, song lại ủng hộ việc tăng số thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.
Các nước châu Phi lấy lý do từ trước tới nay chỉ có châu lục này là không có đại diện là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên yêu cầu Liên hợp quốc trao cho châu lục này hai ghế ủy viên thường trực và 5 ghế ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.
Vì vậy, tại cuộc thảo luận này của Đại hội đồng, hầu hết các nước tham dự kêu gọi cần có một sự thỏa hiệp và tinh thần hợp tác nhằm tiến tới một thỏa thuận về cải tổ Hội đồng Bảo an.
Kể từ năm 1979, Liên hợp quốc đã thảo luận về việc mở rộng Hội đồng Bảo an song mọi đề xuất đều bị bác bỏ vì các nước thành viên quan tâm đến lợi ích của mình hơn là chú trọng tăng cường chức năng của Liên hợp quốc.
Hội đồng Bảo an là cơ quan có quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm duy trì và gìn giữ nền hòa bình và an ninh quốc tế, có quyền cho phép tiến hành các hành động quân sự cũng áp đặt các lệnh trừng phạt./.
Lời kêu gọi được đưa ra trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 về cải tổ Hội đồng Bảo an.
Chủ tịch Deiss nhấn mạnh mặc dù tiến trình cải tổ Hội đồng Bảo an đã kéo dài gần 2 thập kỷ qua, song cho đến nay cơ cấu của cơ quan quyền lực cao nhất Liên hợp quốc này vẫn không thay đổi kể từ khi được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2, với 5 nước ủy viên thường trực có quyền phủ quyết và 10 nước ủy viên không thường trực và được bầu nhiệm kỳ 2 năm.
Trong cuộc tranh luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần này, với ít nhất 60 nước đăng ký phát biểu, Chủ tịch Deiss khẳng định giải pháp cho việc cải tổ Hội đồng Bảo an hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm của các nước thành viên.
Do đó, các nước cần linh hoạt, sẵn sàng hiệp, thể hiện thái độ thiện chí, sáng tạo và tôn trọng lẫn nhau trong bầu không khí minh bạch và bao quát.
Ông nhấn mạnh tới thúc đẩy sự đồng thuận, thu hẹp bất đồng nhằm đạt được kết quả cụ thể.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng lưu ý thế giới hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải làm cho Liên hợp quốc phù hợp với những thay đổi đã diễn ra từ năm 1945 đến nay.
Sáu vấn đề then chốt cần thảo luận để đạt sự đồng thuận là cơ cấu các thành viên của Hội đồng Bảo an, quyền phủ quyết, đại diện khu vực, quy mô của Hội đồng Bảo an mở rộng, phương thức làm việc của hội đồng và quan hệ của Hội đồng Bảo an với Đại hội đồng.
Ông kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc ủng hộ nỗ lực của Đại sứ Afghanistan, Zahir Tanin, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát các cuộc thương lượng cải tổ Hội đồng Bảo an.
Ủy ban này đã yêu cầu các nước trình quan điểm của mình về 6 vấn đề liên quan đến cải tổ Hội đồng Bảo an và Chủ tịch Tanin đã khẳng định các cuộc thảo luận về cải tổ cơ quan này phải dựa trên các văn bản có tính pháp lý cao, tập hợp quan điểm của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Trong khi đó, phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New Delhi rằng Washington ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, các nhà ngoại giao ở Liên hợp quốc cho rằng phải mất một thời gian dài nữa mới có thể cải tổ được cơ quan này do vẫn còn nhiều bất đồng.
Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Brazil và Nam Phi là những nước đang tích cực vận động để trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an được mở rộng sau cải tổ.
Một số nước khác, trong đó có Pakistan và Italy, tiếp tục phản đối việc mở rộng quy mô các nước ủy viên thường trực, song lại ủng hộ việc tăng số thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.
Các nước châu Phi lấy lý do từ trước tới nay chỉ có châu lục này là không có đại diện là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên yêu cầu Liên hợp quốc trao cho châu lục này hai ghế ủy viên thường trực và 5 ghế ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.
Vì vậy, tại cuộc thảo luận này của Đại hội đồng, hầu hết các nước tham dự kêu gọi cần có một sự thỏa hiệp và tinh thần hợp tác nhằm tiến tới một thỏa thuận về cải tổ Hội đồng Bảo an.
Kể từ năm 1979, Liên hợp quốc đã thảo luận về việc mở rộng Hội đồng Bảo an song mọi đề xuất đều bị bác bỏ vì các nước thành viên quan tâm đến lợi ích của mình hơn là chú trọng tăng cường chức năng của Liên hợp quốc.
Hội đồng Bảo an là cơ quan có quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm duy trì và gìn giữ nền hòa bình và an ninh quốc tế, có quyền cho phép tiến hành các hành động quân sự cũng áp đặt các lệnh trừng phạt./.
(TTXVN/Vietnam+)