Ngày 21/3, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Israel và Palestine nối lại tiến trình đàm phán, nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên cần phải tiến tới đàm phán trực tiếp.
Tổng thư ký Liên hợp quốc thăm Israel và các vùng lãnh thổ Palestine sau khi ông tham dự cuộc họp của Nhóm Bộ Tứ Trung Đông tại Mátxcơva (Nga).
Tại Dải Gaza, khi thăm trại tỵ nạn Khan Younis của người Palestine, ông Ban Ki-moon lên án việc Israel phong tỏa vùng lãnh thổ này đã gây ra "tình cảnh gian khổ không thể chấp nhận được" đối với người dân Palestine. Ông cho rằng chính sách của Israel đối với Palestine là “sai lầm và không thể kéo dài."
Tại cuộc họp báo, ông Netanyahu chỉ bày tỏ hoan nghênh chuyến thăm của Tổng thư ký Liên hợp quốc đến Israel và không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về triển vọng nối lại đàm phán với Palestine.
Trước đó cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp nội các Israel, ông Netanyahu vẫn thể hiện lập trường cứng rắn khi khẳng định Tel Aviv sẽ không hạn chế hoạt động xây dựng ở Đông Jerusalem. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ trước khi ông Netanyahu lên đường đến Washington gặp các quan chức Mỹ và các nhà lãnh đạo người Do thái tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời ông Netanyahu đến hội đàm tại Nhà Trắng ngày 23/3. Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi bùng phát khủng hoảng trong quan hệ giữa Washington và Tel Aviv 10 ngày trước đây, do Israel công bố kế hoạch xây nhà định cư mới ở Đông Jerusalem đúng vào thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden thăm Trung Đông nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình khu vực.
Trước đó, tháng 3/2009, Mauritania - quốc gia nằm ở Tây Bắc châu Phi và là một trong ba nước Arập (cùng với Ai Cập và Jordan) có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Israel, đã trục xuất các đại diện ngoại giao của Israel và đóng cửa Đại sứ quán Israel tại thủ đô Nouakchott, đồng thời rút Đại sứ Mauritania tại Tel Aviv về nước.
Động thái này được thực thi sau khi nhà lãnh đạo Mauritania Mohamed Ould Abdela Aziz tháng 1/2009 tuyên bố đình chỉ quan hệ với Israel để phản đối chiến dịch quân sự của Nhà nước Do thái ở Dải Gaza làm trên 1.400 người Palestine, trong đó có hàng trăm dân thường, thiệt mạng./.
Tổng thư ký Liên hợp quốc thăm Israel và các vùng lãnh thổ Palestine sau khi ông tham dự cuộc họp của Nhóm Bộ Tứ Trung Đông tại Mátxcơva (Nga).
Tại Dải Gaza, khi thăm trại tỵ nạn Khan Younis của người Palestine, ông Ban Ki-moon lên án việc Israel phong tỏa vùng lãnh thổ này đã gây ra "tình cảnh gian khổ không thể chấp nhận được" đối với người dân Palestine. Ông cho rằng chính sách của Israel đối với Palestine là “sai lầm và không thể kéo dài."
Tại cuộc họp báo, ông Netanyahu chỉ bày tỏ hoan nghênh chuyến thăm của Tổng thư ký Liên hợp quốc đến Israel và không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về triển vọng nối lại đàm phán với Palestine.
Trước đó cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp nội các Israel, ông Netanyahu vẫn thể hiện lập trường cứng rắn khi khẳng định Tel Aviv sẽ không hạn chế hoạt động xây dựng ở Đông Jerusalem. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ trước khi ông Netanyahu lên đường đến Washington gặp các quan chức Mỹ và các nhà lãnh đạo người Do thái tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời ông Netanyahu đến hội đàm tại Nhà Trắng ngày 23/3. Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi bùng phát khủng hoảng trong quan hệ giữa Washington và Tel Aviv 10 ngày trước đây, do Israel công bố kế hoạch xây nhà định cư mới ở Đông Jerusalem đúng vào thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden thăm Trung Đông nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình khu vực.
Trước đó, tháng 3/2009, Mauritania - quốc gia nằm ở Tây Bắc châu Phi và là một trong ba nước Arập (cùng với Ai Cập và Jordan) có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Israel, đã trục xuất các đại diện ngoại giao của Israel và đóng cửa Đại sứ quán Israel tại thủ đô Nouakchott, đồng thời rút Đại sứ Mauritania tại Tel Aviv về nước.
Động thái này được thực thi sau khi nhà lãnh đạo Mauritania Mohamed Ould Abdela Aziz tháng 1/2009 tuyên bố đình chỉ quan hệ với Israel để phản đối chiến dịch quân sự của Nhà nước Do thái ở Dải Gaza làm trên 1.400 người Palestine, trong đó có hàng trăm dân thường, thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)