Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi lãnh đạo các công ty trên thế giới tăng cường hợp tác với tổ chức lớn nhất thế giới này nhằm giúp các nước đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) vào năm 2015.
Lời kêu gọi trên được ông Ban Ki-moon đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Tổ chức “Khế ước toàn cầu” đang diễn ra ở thành phố New York, Mỹ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh đầu tư vào MDGs là đầu tư tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ông lưu ý nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đứng trước nhiều lo ngại và không ai có thể khẳng định nền kinh tế thế giới đã ổn định và đang trên đường phát triển hay vẫn ở trong “mắt bão.”
Thực tế cho thấy hiện nhiều nước đã phục hồi và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển song ở nhiều nước khác, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và đời sống người dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong khi các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng như tình trạng biến đổi khí hậu, các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá nặng nề.
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Liên hợp quốc, chính phủ các nước và các nhà doanh nghiệp cần thỏa thuận “khế ước phát triển“.
Các công ty trên toàn cầu hợp tác tích cực với Liên hợp quốc đẩy nhanh các dự án và các biện pháp nhằm cải thiện cuộc sống con người, nhất là khi nền kinh tế thế giới chưa ổn định và đang chuyển tiếp như hiện nay.
Với cam kết hợp tác của các nhà lãnh đạo công ty tại hội nghị, giới kinh doanh cùng Liên hợp quốc xây dựng kỷ nguyên bền vững mới trong đó các nhân tố quản lý, xã hội và môi trường hòa nhập vào kinh doanh trên cơ sở các chuẩn mực về vật chất và đạo đức, đồng thời hoà nhập toàn cầu giữa kinh doanh và nhân tố con người.
Tổ chức "Khế ước toàn cầu" chính thức được thành lập năm 2000 theo sáng kiến của Liên hợp quốc dựa trên 11 nguyên tắc đối với các nhà kinh doanh trong các lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng, theo đuổi chính sách phát triển bền vững và tăng cường trách nhiệm xã hội của các nhà kinh doanh.
Số công ty toàn cầu tham gia khế ước này hiện đã lên tới hơn 1.000 công ty./.
Lời kêu gọi trên được ông Ban Ki-moon đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Tổ chức “Khế ước toàn cầu” đang diễn ra ở thành phố New York, Mỹ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh đầu tư vào MDGs là đầu tư tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ông lưu ý nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đứng trước nhiều lo ngại và không ai có thể khẳng định nền kinh tế thế giới đã ổn định và đang trên đường phát triển hay vẫn ở trong “mắt bão.”
Thực tế cho thấy hiện nhiều nước đã phục hồi và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển song ở nhiều nước khác, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và đời sống người dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong khi các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng như tình trạng biến đổi khí hậu, các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá nặng nề.
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Liên hợp quốc, chính phủ các nước và các nhà doanh nghiệp cần thỏa thuận “khế ước phát triển“.
Các công ty trên toàn cầu hợp tác tích cực với Liên hợp quốc đẩy nhanh các dự án và các biện pháp nhằm cải thiện cuộc sống con người, nhất là khi nền kinh tế thế giới chưa ổn định và đang chuyển tiếp như hiện nay.
Với cam kết hợp tác của các nhà lãnh đạo công ty tại hội nghị, giới kinh doanh cùng Liên hợp quốc xây dựng kỷ nguyên bền vững mới trong đó các nhân tố quản lý, xã hội và môi trường hòa nhập vào kinh doanh trên cơ sở các chuẩn mực về vật chất và đạo đức, đồng thời hoà nhập toàn cầu giữa kinh doanh và nhân tố con người.
Tổ chức "Khế ước toàn cầu" chính thức được thành lập năm 2000 theo sáng kiến của Liên hợp quốc dựa trên 11 nguyên tắc đối với các nhà kinh doanh trong các lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng, theo đuổi chính sách phát triển bền vững và tăng cường trách nhiệm xã hội của các nhà kinh doanh.
Số công ty toàn cầu tham gia khế ước này hiện đã lên tới hơn 1.000 công ty./.
(TTXVN/Vietnam+)