Chiều 31/5, tại khóa họp lần thứ 17 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, chuyên gia độc lập về nhân quyền và đói nghèo cùng cực, bà Maria Carmona, đã hoan nghênh những bước tiến đầy ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo trong bản báo cáo kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 8/2010.
Bà cho rằng Việt Nam đã đảm bảo tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân. Bà ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược An sinh xã hội 2011-2020, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên những thành tựu to lớn này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải giải quyết, nhất là cần hạn chế sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Phát biểu tại phiên đối thoại với Chuyên gia độc lập, đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva nêu rõ, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo quyền con người , phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội.
Việt Nam đã xây dựng chiến lược toàn diện về giảm nghèo, lồng ghép nội dung về giảm nghèo vào các chính sách và chương trình quốc gia về phát triển, đồng thời có những chương trình quốc gia riêng về giảm nghèo.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đã được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan đánh giá là nước đã đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm so với thời hạn vào năm 2015. Thành tựu đó được ghi nhận ở tất cả các vùng miền và các cộng đồng dân cư, kể cả vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân không làm gia tăng đáng kể khoảng cách giàu nghèo.
Đại diện Việt Nam cho rằng là một nước đang phát triển, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo do hạn chế về nguồn lực, hậu quả chiến tranh, thiên tai liên tiếp và chịu ảnh hưởng từ biến động của kinh tế thế giới. Do vậy, công cuộc giảm nghèo còn chưa bền vững, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Việt Nam khẳng định tiếp tục ưu tiên cao cho công cuộc giảm nghèo trong thời gian tới và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế , đặc biệt là các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc trong lĩnh vực này./.
Bà cho rằng Việt Nam đã đảm bảo tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân. Bà ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược An sinh xã hội 2011-2020, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên những thành tựu to lớn này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cần phải giải quyết, nhất là cần hạn chế sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Phát biểu tại phiên đối thoại với Chuyên gia độc lập, đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva nêu rõ, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo quyền con người , phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội.
Việt Nam đã xây dựng chiến lược toàn diện về giảm nghèo, lồng ghép nội dung về giảm nghèo vào các chính sách và chương trình quốc gia về phát triển, đồng thời có những chương trình quốc gia riêng về giảm nghèo.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đã được Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan đánh giá là nước đã đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm so với thời hạn vào năm 2015. Thành tựu đó được ghi nhận ở tất cả các vùng miền và các cộng đồng dân cư, kể cả vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân không làm gia tăng đáng kể khoảng cách giàu nghèo.
Đại diện Việt Nam cho rằng là một nước đang phát triển, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo do hạn chế về nguồn lực, hậu quả chiến tranh, thiên tai liên tiếp và chịu ảnh hưởng từ biến động của kinh tế thế giới. Do vậy, công cuộc giảm nghèo còn chưa bền vững, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Việt Nam khẳng định tiếp tục ưu tiên cao cho công cuộc giảm nghèo trong thời gian tới và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế , đặc biệt là các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc trong lĩnh vực này./.
Lê Thanh (Vietnam+)