Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 25/7, Hội đồng Kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) đã tái khẳng định tương lai và sự thịnh vượng của 48 nước chậm phát triển nhất trên thế giới vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường khả năng sản xuất, cải thiện sự tiếp cận công nghệ và hòa nhập vào các kế hoạch phát triển quốc gia.
Phát biểu trong phiên thảo luận chung tại trụ sở của Liên hợp quốc ở thành phố New York, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Đại diện cấp cao của các nước chậm phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, ông Cheick Sidi Diarra nhấn mạnh, nền kinh tế các nước chậm phát triển nhất vẫn rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.
Cụ thể, tỷ lệ nghèo đói tại các nước này vẫn còn cao, nền nông nghiệp không đáp ứng nhu cầu lương thực, và cơ sở hạ tầng không phát triển đủ để đáp ứng các nhu cầu phát triển. Hầu hết các nước nghèo nhất này không đạt được những cải tổ cơ cấu cần thiết trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Diarra khẳng định lần đầu tiên, số các nước chậm phát triển nhất được công nhận thoát khỏi quy chế này hoặc sẽ đạt được quy chế này trong vài năm tới đã tăng lên. Đó là các nước như Guinea Xích đạo, Tulavu và Vanuatu, Angola, Kiribati và Samoa hy vọng sẽ ra khỏi quy chế nghèo nhất vào năm 2014.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Diarra cũng nêu rõ rằng nhờ cam kết chính trị mạnh, tầm nhìn rộng rãi hơn của Chương trình hành động Istanbul vì các nước nghèo nhất được Liên hợp quốc thông qua tháng 5/2011 đã được thúc đẩy trong các kế hoạch phát triển quốc gia các nước này. Điều quan trọng sống còn hiện nay đối với cộng đồng quốc tế là hỗ trợ các nước chậm phát triển nhất này thực hiện các ưu tiên đã được thỏa thuận ở Istanbul nhằm đạt mục tiêu ít nhất 50% số nước chậm phát triển nhất thoát khỏi quy chế này vào năm 2030.
Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về năm đầu tiên thực hiện Chương trình hành động Istanbul đã coi năm 2011 là năm chuẩn để đánh giá tiến triển trong tương lai của 48 nước nghèo nhất thế giới.
Cũng trong phiên thảo luận chung này, ECOSOC đã thông qua nghị quyết về đánh giá tiến triển trong thực hiện Văn bản cuối cùng của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về xã hội thông tin, trong đó kêu gọi các nước cam kết tiến tới một xã hội thông tin hướng tới phát triển, phổ quát và lấy con người làm trung tâm.
ECOSOC cũng nhất trí thông qua nghị quyết về khoa học công nghệ phục vụ phát triển và nghị quyết về sự cố kết trong toàn hệ thống Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá./.
Phát biểu trong phiên thảo luận chung tại trụ sở của Liên hợp quốc ở thành phố New York, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Đại diện cấp cao của các nước chậm phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, ông Cheick Sidi Diarra nhấn mạnh, nền kinh tế các nước chậm phát triển nhất vẫn rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.
Cụ thể, tỷ lệ nghèo đói tại các nước này vẫn còn cao, nền nông nghiệp không đáp ứng nhu cầu lương thực, và cơ sở hạ tầng không phát triển đủ để đáp ứng các nhu cầu phát triển. Hầu hết các nước nghèo nhất này không đạt được những cải tổ cơ cấu cần thiết trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Diarra khẳng định lần đầu tiên, số các nước chậm phát triển nhất được công nhận thoát khỏi quy chế này hoặc sẽ đạt được quy chế này trong vài năm tới đã tăng lên. Đó là các nước như Guinea Xích đạo, Tulavu và Vanuatu, Angola, Kiribati và Samoa hy vọng sẽ ra khỏi quy chế nghèo nhất vào năm 2014.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Diarra cũng nêu rõ rằng nhờ cam kết chính trị mạnh, tầm nhìn rộng rãi hơn của Chương trình hành động Istanbul vì các nước nghèo nhất được Liên hợp quốc thông qua tháng 5/2011 đã được thúc đẩy trong các kế hoạch phát triển quốc gia các nước này. Điều quan trọng sống còn hiện nay đối với cộng đồng quốc tế là hỗ trợ các nước chậm phát triển nhất này thực hiện các ưu tiên đã được thỏa thuận ở Istanbul nhằm đạt mục tiêu ít nhất 50% số nước chậm phát triển nhất thoát khỏi quy chế này vào năm 2030.
Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về năm đầu tiên thực hiện Chương trình hành động Istanbul đã coi năm 2011 là năm chuẩn để đánh giá tiến triển trong tương lai của 48 nước nghèo nhất thế giới.
Cũng trong phiên thảo luận chung này, ECOSOC đã thông qua nghị quyết về đánh giá tiến triển trong thực hiện Văn bản cuối cùng của Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về xã hội thông tin, trong đó kêu gọi các nước cam kết tiến tới một xã hội thông tin hướng tới phát triển, phổ quát và lấy con người làm trung tâm.
ECOSOC cũng nhất trí thông qua nghị quyết về khoa học công nghệ phục vụ phát triển và nghị quyết về sự cố kết trong toàn hệ thống Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá./.
(TTXVN)