Viện nghiên cứu phát triển xã hội của Liên hợp quốc (UNRISD) ngày 3/9 đã công bố báo cáo cho biết thế giới đang nỗ lực giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo để đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên các chiến lược giảm nghèo đang bị nhận thức sai lệch và có thể dẫn tới tình trạng 1 tỷ người tiếp tục nghèo vào năm 2015.
Báo cáo nhan đề "Chống đói nghèo và bất bình đẳng: Thay đổi cơ cấu, chính sách xã hội và chính trị" cho biết các chiến lược giảm nghèo hiện nay thường không xem xét các mặt về thể chế, chính sách và chính trị có thể là nguyên nhân của nghèo đói và bất bình đẳng, là vật cản nỗ lực giảm nghèo.
Nhiều chiến lược còn tách nghèo đói ra khỏi quá trình phát triển kinh tế, đi trái với thực tế giảm nghèo thành công của các nước đã thực hiện trong giai đoạn tương đối ngắn.
Yusuf Bangura, Điều phối viên nghiên cứu của UNRISD và là tác giả chính của báo cáo, cho biết các chính sách hiện hành về giảm nghèo thường tập trung vào những thứ mà người nghèo thiếu hơn là tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ thiếu.
Tác giả cho rằng khi người nghèo chiếm phần lớn dân số thì thật vô lý nếu tách vấn đề nghèo khổ ra khỏi mục tiêu phát triển kinh tế. Những nước nghèo nhất thường có mức bất bình đẳng cao nhất, có nghĩa là nghèo khổ và bất bình đẳng phải được coi là nội dung của cùng vấn đề.
Báo cáo cho thấy quá trình phức tạp trong việc giảm nghèo và đưa ra một loạt chính sách, biện pháp để các nước có thể thông qua và áp dụng. Có ba yếu tố cơ bản để giảm nghèo bao gồm chuyển đổi kinh tế, xã hội và chính trị. Cả ba yếu tố này phải được đồng thời kết hợp để có được tác dụng tối đa lên giảm nghèo.
Các chính phủ cần phải nhận biết chính sách và thể chế liên kết với nhau như thế nào trên các lĩnh vực để áp dụng khi xây dựng và thực hiện các chiến lược giảm nghèo của mình. Chỉ theo đuổi một lĩnh vực mà không chú ý tới hai lĩnh vực kia thì nỗ lực chống đói nghèo và bất bình đẳng sẽ thất bại.
Báo cáo là kết quả nghiên cứu của 130 học giả trong mọi lĩnh vực tại 24 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam./.
Tuy nhiên các chiến lược giảm nghèo đang bị nhận thức sai lệch và có thể dẫn tới tình trạng 1 tỷ người tiếp tục nghèo vào năm 2015.
Báo cáo nhan đề "Chống đói nghèo và bất bình đẳng: Thay đổi cơ cấu, chính sách xã hội và chính trị" cho biết các chiến lược giảm nghèo hiện nay thường không xem xét các mặt về thể chế, chính sách và chính trị có thể là nguyên nhân của nghèo đói và bất bình đẳng, là vật cản nỗ lực giảm nghèo.
Nhiều chiến lược còn tách nghèo đói ra khỏi quá trình phát triển kinh tế, đi trái với thực tế giảm nghèo thành công của các nước đã thực hiện trong giai đoạn tương đối ngắn.
Yusuf Bangura, Điều phối viên nghiên cứu của UNRISD và là tác giả chính của báo cáo, cho biết các chính sách hiện hành về giảm nghèo thường tập trung vào những thứ mà người nghèo thiếu hơn là tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ thiếu.
Tác giả cho rằng khi người nghèo chiếm phần lớn dân số thì thật vô lý nếu tách vấn đề nghèo khổ ra khỏi mục tiêu phát triển kinh tế. Những nước nghèo nhất thường có mức bất bình đẳng cao nhất, có nghĩa là nghèo khổ và bất bình đẳng phải được coi là nội dung của cùng vấn đề.
Báo cáo cho thấy quá trình phức tạp trong việc giảm nghèo và đưa ra một loạt chính sách, biện pháp để các nước có thể thông qua và áp dụng. Có ba yếu tố cơ bản để giảm nghèo bao gồm chuyển đổi kinh tế, xã hội và chính trị. Cả ba yếu tố này phải được đồng thời kết hợp để có được tác dụng tối đa lên giảm nghèo.
Các chính phủ cần phải nhận biết chính sách và thể chế liên kết với nhau như thế nào trên các lĩnh vực để áp dụng khi xây dựng và thực hiện các chiến lược giảm nghèo của mình. Chỉ theo đuổi một lĩnh vực mà không chú ý tới hai lĩnh vực kia thì nỗ lực chống đói nghèo và bất bình đẳng sẽ thất bại.
Báo cáo là kết quả nghiên cứu của 130 học giả trong mọi lĩnh vực tại 24 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)