Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 15/12 cảnh báo nguy cơ nổ ra cuộc nội chiến mới tại Cote d’Ivoire, đồng thời một lần nữa kêu gọi Tổng thống Laurent Gbagbo từ chức.
Theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon đã kêu gọi các tướng lĩnh quân đội Cote d’Ivoire ngừng đe dọa sử dụng các hành động quân sự tại quốc gia Tây Phi này và nhấn mạnh "trong môi trường chính trị căng thẳng hiện nay, các hành động quân sự có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, trong đó có nguy cơ tái bùng phát nội chiến."
Ông Ban Ki-moon cũng cảnh báo những người kích động hoặc sử dụng bạo lực sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ông bày tỏ "lo ngại sâu sắc về tình trạng bế tắc chính trị tiếp diễn" tại Cote d’Ivoire, và kêu gọi ông Laurent Gbagbo "tôn trọng ý nguyện của người dân Cote d’Ivoire từ chức để ông Alassane Ouattara đảm đương nhiệm vụ."
Do tình hình cẳng thẳng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thể xem xét khả năng gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình đã được cử tới Cote d’Ivoire để đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng trước.
Hãng AFP dẫn nguồn tin giấu tên cho biết ngày 15/12, những người ủng hộ Tổng thống Gbagbo đã bắn bị thương khoảng 30 người ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận. Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Cote d’Ivoire cáo buộc lực lượng ủng hộ ông Oatara đang kích động bạo lực khi kêu gọi những người ủng hộ tuần hành tới đài truyền hình quốc gia và văn phòng chính phủ.
Trước đó, ngày 13/12, các binh sĩ trung thành với ông Gbagbo đã phong tỏa các đường vào Khách sạn Golf ở quận Cocody, nơi ông Oatara trú ngụ dưới sự bảo vệ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ tuần trước. Cote d’Ivoire đã gia hạn thêm một tuần lệnh giới nghiêm vốn đã được áp đặt trên cả nước từ ngày 27/11, một ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng hai nhằm ngăn chặn bạo lực bùng phát.
Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ngày 28/11, Tổng thống Gbagbo và thủ lĩnh đối lập Oatara - người được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử - vẫn từ chối đối thoại. Tình hình tại quốc gia Tây Phi này trở nên rất căng thẳng sau khi cả hai ứng cử viên đều tuyên bố thắng cử và thành lập chính phủ riêng./.
Theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon đã kêu gọi các tướng lĩnh quân đội Cote d’Ivoire ngừng đe dọa sử dụng các hành động quân sự tại quốc gia Tây Phi này và nhấn mạnh "trong môi trường chính trị căng thẳng hiện nay, các hành động quân sự có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, trong đó có nguy cơ tái bùng phát nội chiến."
Ông Ban Ki-moon cũng cảnh báo những người kích động hoặc sử dụng bạo lực sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ông bày tỏ "lo ngại sâu sắc về tình trạng bế tắc chính trị tiếp diễn" tại Cote d’Ivoire, và kêu gọi ông Laurent Gbagbo "tôn trọng ý nguyện của người dân Cote d’Ivoire từ chức để ông Alassane Ouattara đảm đương nhiệm vụ."
Do tình hình cẳng thẳng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thể xem xét khả năng gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình đã được cử tới Cote d’Ivoire để đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng trước.
Hãng AFP dẫn nguồn tin giấu tên cho biết ngày 15/12, những người ủng hộ Tổng thống Gbagbo đã bắn bị thương khoảng 30 người ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận. Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Cote d’Ivoire cáo buộc lực lượng ủng hộ ông Oatara đang kích động bạo lực khi kêu gọi những người ủng hộ tuần hành tới đài truyền hình quốc gia và văn phòng chính phủ.
Trước đó, ngày 13/12, các binh sĩ trung thành với ông Gbagbo đã phong tỏa các đường vào Khách sạn Golf ở quận Cocody, nơi ông Oatara trú ngụ dưới sự bảo vệ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ tuần trước. Cote d’Ivoire đã gia hạn thêm một tuần lệnh giới nghiêm vốn đã được áp đặt trên cả nước từ ngày 27/11, một ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vòng hai nhằm ngăn chặn bạo lực bùng phát.
Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ngày 28/11, Tổng thống Gbagbo và thủ lĩnh đối lập Oatara - người được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử - vẫn từ chối đối thoại. Tình hình tại quốc gia Tây Phi này trở nên rất căng thẳng sau khi cả hai ứng cử viên đều tuyên bố thắng cử và thành lập chính phủ riêng./.
(TTXVN/Vietnam+)