Ngày 23/9, trong phiên họp đặc biệt với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và nhiều vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước thành viên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cam kết tăng cường hiệu quả của tổ chức này trong ngăn ngừa xung đột trên toàn cầu.
Hội đồng Bảo an nhấn mạnh các biện pháp mới sẽ được triển khai đảm bảo ngăn chặn nguy cơ bùng nổ, leo thang, lan rộng các cuộc xung đột hoặc tránh tái diễn khi xung đột chấm dứt.
Tuyên bố của Tổng thống Michel Suleiman của Lebanon, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng Chín này, nhấn mạnh các biện pháp chủ chốt của một chiến lược toàn diện ngăn chặn xung đột bao gồm cảnh báo sớm, triển khai ngăn chặn, hòa giải, gìn giữ hòa bình, giải trừ vũ khí, các biện pháp trách nhiệm và kiến tạo hòa bình sau xung đột.
Chiến lược ngăn chặn xung đột cần giải quyết triệt để nguyên nhân căn bản nhất của xung đột, thúc đẩy phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, hòa giải dân tộc, quản trị tốt đất nước, dân chủ, bình đẳng giới, pháp trị, tôn trọng và bảo vệ quyền con người...
Tuyên bố khẳng định chính phủ các nước có liên quan chịu trách nhiệm chính trong ngăn ngừa và chấm dứt xung đột, trong khi các hành động của Liên hợp quốc chỉ giữ vai trò hỗ trợ và bổ sung.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc được yêu cầu sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao toàn quyền của ông để giúp tạo thuận lợi tiến tới một giải pháp hòa bình hiệu quả nhất, cũng như tăng cường sự cố kết của hệ thống Liên hợp quốc trong nỗ lực này.
Hội đồng Bảo an cũng khuyến khích các tổ chức khu vực và quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự trao đổi quan điểm nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giúp các nước và khu vực nâng cao khả năng ngăn chặn xung đột.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính kịp thời cho các phản ứng nhanh, ngăn chặn các cuộc khủng hoảng đang nổi lên, đồng thời đầu tư hơn nữa cho hoạt động ngoại giao phòng ngừa.
Các đại biểu đều nhất trí cho rằng ngoại giao phòng ngừa phải là ưu tiên trong nỗ lực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hành động quân sự là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng như là biện pháp cuối cùng./.
Hội đồng Bảo an nhấn mạnh các biện pháp mới sẽ được triển khai đảm bảo ngăn chặn nguy cơ bùng nổ, leo thang, lan rộng các cuộc xung đột hoặc tránh tái diễn khi xung đột chấm dứt.
Tuyên bố của Tổng thống Michel Suleiman của Lebanon, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng Chín này, nhấn mạnh các biện pháp chủ chốt của một chiến lược toàn diện ngăn chặn xung đột bao gồm cảnh báo sớm, triển khai ngăn chặn, hòa giải, gìn giữ hòa bình, giải trừ vũ khí, các biện pháp trách nhiệm và kiến tạo hòa bình sau xung đột.
Chiến lược ngăn chặn xung đột cần giải quyết triệt để nguyên nhân căn bản nhất của xung đột, thúc đẩy phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, hòa giải dân tộc, quản trị tốt đất nước, dân chủ, bình đẳng giới, pháp trị, tôn trọng và bảo vệ quyền con người...
Tuyên bố khẳng định chính phủ các nước có liên quan chịu trách nhiệm chính trong ngăn ngừa và chấm dứt xung đột, trong khi các hành động của Liên hợp quốc chỉ giữ vai trò hỗ trợ và bổ sung.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc được yêu cầu sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao toàn quyền của ông để giúp tạo thuận lợi tiến tới một giải pháp hòa bình hiệu quả nhất, cũng như tăng cường sự cố kết của hệ thống Liên hợp quốc trong nỗ lực này.
Hội đồng Bảo an cũng khuyến khích các tổ chức khu vực và quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự trao đổi quan điểm nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giúp các nước và khu vực nâng cao khả năng ngăn chặn xung đột.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính kịp thời cho các phản ứng nhanh, ngăn chặn các cuộc khủng hoảng đang nổi lên, đồng thời đầu tư hơn nữa cho hoạt động ngoại giao phòng ngừa.
Các đại biểu đều nhất trí cho rằng ngoại giao phòng ngừa phải là ưu tiên trong nỗ lực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hành động quân sự là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng như là biện pháp cuối cùng./.
(TTXVN/Vietnam+)