Ngày 2/4, Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN HABITAT) cảnh báo biến đổi khí hậu đã thực sự đe dọa dân cư các đô thị ở châu Á, đặc biệt là người nghèo.
Dân cư sống ở các khu vực ven đô dễ bị tổn thương nhất do thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nước, các điều kiện vệ sinh so với khu vực nội đô.
Báo cáo của UN HABITAT về hiện trạng các đô thị châu Á dự báo vào năm 2020, trong tổng số 4,2 tỷ dân cư đô thị toàn cầu có 2,2 tỷ người sống ở các đô thị châu Á.
Biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn các vấn đề đất đai và tái định cư ở châu Á, vì vậy, các nước châu Á cần khẩn cấp thúc đẩy các chiến lược thích nghi với tác động của của biến đổi khí hậu không chỉ ở nông thôn mà cả ở các đô thị.
Các thành phố không bền vững về xã hội đồng nghĩa với không bền vững về môi trường. Nguy cơ dễ bị tổn thương đều liên quan trực tiếp đến số người nghèo ở các đô thị và mức độ họ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo vào năm 2050 sẽ có 1,4 tỷ người Ấn Độ sống trong các khu vực bị tác động của biến đổi khí hậu, trong đó 820 triệu người, chiếm 48% trong tổng dân số dự báo 1,7 tỷ dân của Ấn Độ, sẽ sống trong 6.500 khu định cư ở các đô thị dễ bị tổn thương về khí hậu.
Các chuyên gia Liên hợp quốc nhấn mạnh trách nhiệm đối phó với thách thức xây dựng xã hội có khả năng ngăn ngừa, làm giảm hoặc phục hồi nhanh trước tác động của biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần thuộc về các chính phủ.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, các nước cần tăng cường nguồn vốn xã hội cho cuộc chiến này thông qua đào tạo nguồn nhân lực tốt sẵn sàng đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Các chiến lược ngăn ngừa và thích nghi với biến đổi khí hậu cần phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương và được xây dựng dựa trên sự tham gia của các đối tác đa dạng, chia sẻ nền tảng tri thức chung về nguy cơ biến đổi khí hậu và khả năng dễ bị tổn thương của các đô thị.
Báo cáo của UN HABITAT đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ dễ bị tổn thương và chiến lược xây dựng năng lực phục hồi sau thảm họa biến đổi khí hậu của các thành phố ở Ấn Độ, Indonesia,Việt Nam và Thái Lan./.
Dân cư sống ở các khu vực ven đô dễ bị tổn thương nhất do thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nước, các điều kiện vệ sinh so với khu vực nội đô.
Báo cáo của UN HABITAT về hiện trạng các đô thị châu Á dự báo vào năm 2020, trong tổng số 4,2 tỷ dân cư đô thị toàn cầu có 2,2 tỷ người sống ở các đô thị châu Á.
Biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn các vấn đề đất đai và tái định cư ở châu Á, vì vậy, các nước châu Á cần khẩn cấp thúc đẩy các chiến lược thích nghi với tác động của của biến đổi khí hậu không chỉ ở nông thôn mà cả ở các đô thị.
Các thành phố không bền vững về xã hội đồng nghĩa với không bền vững về môi trường. Nguy cơ dễ bị tổn thương đều liên quan trực tiếp đến số người nghèo ở các đô thị và mức độ họ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo vào năm 2050 sẽ có 1,4 tỷ người Ấn Độ sống trong các khu vực bị tác động của biến đổi khí hậu, trong đó 820 triệu người, chiếm 48% trong tổng dân số dự báo 1,7 tỷ dân của Ấn Độ, sẽ sống trong 6.500 khu định cư ở các đô thị dễ bị tổn thương về khí hậu.
Các chuyên gia Liên hợp quốc nhấn mạnh trách nhiệm đối phó với thách thức xây dựng xã hội có khả năng ngăn ngừa, làm giảm hoặc phục hồi nhanh trước tác động của biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần thuộc về các chính phủ.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, các nước cần tăng cường nguồn vốn xã hội cho cuộc chiến này thông qua đào tạo nguồn nhân lực tốt sẵn sàng đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Các chiến lược ngăn ngừa và thích nghi với biến đổi khí hậu cần phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương và được xây dựng dựa trên sự tham gia của các đối tác đa dạng, chia sẻ nền tảng tri thức chung về nguy cơ biến đổi khí hậu và khả năng dễ bị tổn thương của các đô thị.
Báo cáo của UN HABITAT đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ dễ bị tổn thương và chiến lược xây dựng năng lực phục hồi sau thảm họa biến đổi khí hậu của các thành phố ở Ấn Độ, Indonesia,Việt Nam và Thái Lan./.
(TTXVN)