Trình diễn kết hợp âm thanh và ánh sáng, đẩy mạnh các hoạt động xã hội và tăng cường các hoạt động đào tạo chuyên môn,… liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013 hướng tới mục tiêu mang đến một không gian âm nhạc đa chiều. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với nghệ sỹ Trí Minh, người sáng lập kiêm đạo diễn liên hoan Âm thanh Hà Nội về những hình thức biểu diễn mới của các nghệ sỹ tại liên hoan lần này. [Nghệ sỹ quốc tế hội tụ ở Liên hoan Âm thanh Hà Nội]- Năm 2013, liên hoan Âm thanh Hà Nội được tổ chức lần thứ sáu. So với các kỳ liên hoan trước, liên hoan lần này có điểm gì mới, thưa anh?
Nghệ sỹ Trí Minh: Liên hoan Âm thanh Hà Nội sẽ có những hình thức biểu diễn mới kết hợp âm thanh và hình ảnh, chứ không đơn thuần chỉ là các tiết mục trình diễn âm thanh như các kỳ liên hoan trước. Việc kết hợp, tạo sự tương tác giữa âm thanh và hình ảnh hiện đang là một xu thế rất phổ biến trên thế giới. Nói cụ thể hơn, các tiết mục trình diễn trong liên hoan năm nay sẽ là sự kết hợp giữa âm nhạc điện tử với các hình thức trình diễn hình ảnh như video-art, short-films,… So với năm ngoái, liên hoan năm nay thu hút số lượng nghệ sỹ tham dự ít hơn [liên hoan lần thứ năm quy tụ được 15 nghệ sỹ quốc tế và 9 nghệ sỹ Việt Nam, liên hoan lần thứ sáu có sự góp mặt của 14 nghệ sỹ cả trong nước và quốc tế-PV]. Tuy nhiên, những thể loại âm nhạc mà các nghệ sỹ mang đến đa dạng hơn, bao gồm: minimalism (tối giản), experimental (thể nghiệm), dance, jazz, acoustic, pop-rock… Bên cạnh đó, cùng với hai buổi biểu diễn chính thức, chúng tôi cũng đẩy mạnh chuỗi hoạt động ngoài lề như tổ chức một số buổi hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày (tại Viện Goethe và một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội) dành cho các nhạc sỹ và sinh viên âm nhạc cũng như các bạn trẻ quan tâm đến nhạc điện tử. Liên hoan năm nay cũng tăng cường hoạt động xã hội, gây quỹ giúp đỡ các học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu,… - Vậy tại sao liên hoan Âm thanh Hà Nội được tổ chức đến lần thứ sáu, ban tổ chức mới tiến hành các hoạt động xã hội hướng đến diện rộng công chúng như vậy, thưa anh?Nghệ sỹ Trí Minh: Thực tế là ngay từ năm 2008, khi bắt đầu tổ chức liên hoan lần đầu tiên cho đến các kỳ liên hoan tiếp sau, chúng tôi đã có các hoạt động xã hội bên lề liên hoan chính thức. Tuy nhiên, do thời gian đầu còn nhiều khó khăn nên các hoạt động đó vẫn mang tính chất nhỏ lẻ. Từ năm 2012 và đặc biệt là trong năm nay, trải qua một quá trình vừa làm vừa hoàn thiện, chúng tôi đã hình thành một chuỗi chương trình dài hơi hơn: liên hoan kéo dài trong hai tuần với nhiều hoạt động phong phú. Hơn nữa, tổ chức liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013, chúng tôi xác định nhóm đối tượng cụ thể, trực tiếp mà sự kiện hướng tới là các bạn trẻ. Chúng tôi nhận thấy là không đan xen các hoạt động này thì rất khó để tiếp cận được với các bạn trẻ. Nếu khán giả trẻ đến chỉ để xem biểu diễn không thôi thì rất phí. Chúng tôi muốn thông qua các hoạt động nghệ thuật để nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội cho công chúng. Cùng với đó, thông qua các buổi hội thảo, đào tạo, chúng tôi muốn trực tiếp lắng nghe ý kiến của các bạn trẻ để biết nguyện vọng của khán giả: Các bạn chờ đợi gì ở những sự kiện thế này và ở những nghệ sỹ như chúng tôi? Để từ đó, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình cho các kỳ liên hoan tiếp theo. - Việc mời các nghệ sỹ quốc tế đến tham dự liên hoan có gặp trở ngại gì không, thưa anh? Bởi thực tế, ở Việt Nam, nhạc điện tử cũng chưa phổ biến.Nghệ sỹ Trí Minh: Việc mời các nghệ sỹ quốc tế tham dự liên hoan là điều không hề đơn giản. Bởi thực tế, Việt Nam là một thị trường âm nhạc nhỏ và đôi khi là manh mún. Để mời được các nghệ sỹ nổi tiếng trên thế giới tham gia liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013, chúng tôi đã phải tiến hành vận động hành lang từ tháng 5/2012, xây dựng quỹ và chiến lược chương trình để giới thiệu, thuyết phục họ. Qua tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy, đa phần các nghệ sỹ muốn sang Việt Nam biểu diễn bởi Việt Nam là một đất nước rất cởi mở, hiếu khách. Thế nhưng, chúng ta không có thị trường âm nhạc rõ rệt. Đây là một rào cản rất lớn. Khi nghệ sỹ đến mà không có thị trường thì cũng rất khó. Bởi vậy, một trong những vấn đề quan trọng, gấp rút hiện nay là phải phát triển được cộng đồng, định hướng được thị trường. Nhạc điện tử có hai dòng: Một dòng mang tính đại chúng và một dòng mang tính thể nghiệm. Điều đó được thể hiện rõ ở liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013. Đối với các nghệ sỹ chuyên về thể nghiệm trên thế giới, thị trường chính của họ là các festival. Họ đi khắp nơi để giới thiệu sản phẩm mới của mình. Họ là những người thúc đẩy yếu tố tiên phong. Đêm diễn chính thức đầu tiên của liên hoan (tối 12/4) có chủ đề là “New music” được xây dựng với những phần trình diễn mang tính thể nghiệm. Nhờ vậy mà chúng ta có thể mời được các nghệ sỹ này đến với liên hoan. Đêm thứ hai (tối 13/4) là đêm nhạc DJ. Cụ thể hơn, có thể coi đó là đêm hội DJ-nhạc dance ngoài trời. Ở Việt Nam, trong âm nhạc điện tử, dance là dòng phổ biến nhất. - Cho đến thời điểm này, liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013 đã chính thức khởi động. Đến lần thứ sáu tổ chức, với tư cách là người sáng lập kiêm quản lý các kỳ liên hoan, anh đánh giá thế nào về hiệu ứng mà sự kiện này mang lại?Nghệ sỹ Trí Minh: Có thể nói, các kỳ liên hoan Âm thanh Hà Nội có tác động cộng đồng lớn. Qua thời gian, nó giúp hình thành nên một lớp nghệ sỹ rất am hiểu nhạc điện tử, điều này đặc biệt có thể thấy rõ ở Hà Nội với những cái tên rất nổi bật như DJ Kruise (Nguyễn Anh Tuấn), DJ Slim (Cao Văn Vịnh),… Gần đây, trên thị trường âm nhạc xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sản xuất, các nhạc sỹ, các nhà hòa âm phối khí rất trẻ và sở trường của họ chính là dựa trên nền tảng là nhạc điện tử. Liên hoan Âm thanh Hà Nội đã thành công trong việc tạo sức hút với giới trẻ sau 5 lần tổ chức. Ở lần đầu tổ chức (năm 2008), liên hoan chỉ thu hút được khoảng 800 người tham dự (trong đó 75% số lượng khán giả là người nước ngoài); đến lần thứ 5 tổ chức (năm 2012), liên hoan đã nhận được sự hưởng ứng của 4.500 khán giả (trong đó 80% công chúng là các bạn trẻ Việt Nam). Điều đó chứng tỏ nhạc điện tử đang ngày càng đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Thông qua festival, chúng tôi góp phần quảng bá hình ảnh của nghệ sỹ Việt đến bạn bè quốc tế. Từ đó, chúng tôi muốn hướng tới phát triển một thị trường lớn theo hướng toàn cầu, chứ không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi Việt Nam. Ví dụ có rất nhiều nghệ sỹ rất nổi tiếng ở Việt Nam nhưng ra thị trường nước ngoài thì lại chưa được biết đến nhiều. Trong khi đối với các nghệ sỹ Hàn Quốc, chỉ cần nghe tin họ xuống sân bay là đã có hàng nghìn người đến chờ đón. Trước thực tế đó, những nghệ sỹ như chúng tôi cảm thấy hơi chạnh lòng. Chúng tôi rất muốn trong tương lai, khi nhắc đến tên các nghệ sỹ của Việt Nam thì sẽ có nhiều người trên thế giới biết đến. Trong một môi trường âm nhạc lành mạnh, chúng ta có nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Theo quy luật vận động chung, những thể loại âm nhạc chưa phổ thông lắm sẽ dần trở nên phổ thông hơn. Nhạc điện tử ở Việt Nam hiện nay chưa được phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang trong quá trình phát triển và theo xu thế chung, nó sẽ dần phổ biến và đến gần hơn với công chúng. - Trân trọng cảm ơn anh!
Nghệ sỹ Trí Minh: Liên hoan Âm thanh Hà Nội sẽ có những hình thức biểu diễn mới kết hợp âm thanh và hình ảnh, chứ không đơn thuần chỉ là các tiết mục trình diễn âm thanh như các kỳ liên hoan trước. Việc kết hợp, tạo sự tương tác giữa âm thanh và hình ảnh hiện đang là một xu thế rất phổ biến trên thế giới. Nói cụ thể hơn, các tiết mục trình diễn trong liên hoan năm nay sẽ là sự kết hợp giữa âm nhạc điện tử với các hình thức trình diễn hình ảnh như video-art, short-films,… So với năm ngoái, liên hoan năm nay thu hút số lượng nghệ sỹ tham dự ít hơn [liên hoan lần thứ năm quy tụ được 15 nghệ sỹ quốc tế và 9 nghệ sỹ Việt Nam, liên hoan lần thứ sáu có sự góp mặt của 14 nghệ sỹ cả trong nước và quốc tế-PV]. Tuy nhiên, những thể loại âm nhạc mà các nghệ sỹ mang đến đa dạng hơn, bao gồm: minimalism (tối giản), experimental (thể nghiệm), dance, jazz, acoustic, pop-rock… Bên cạnh đó, cùng với hai buổi biểu diễn chính thức, chúng tôi cũng đẩy mạnh chuỗi hoạt động ngoài lề như tổ chức một số buổi hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày (tại Viện Goethe và một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội) dành cho các nhạc sỹ và sinh viên âm nhạc cũng như các bạn trẻ quan tâm đến nhạc điện tử. Liên hoan năm nay cũng tăng cường hoạt động xã hội, gây quỹ giúp đỡ các học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu,… - Vậy tại sao liên hoan Âm thanh Hà Nội được tổ chức đến lần thứ sáu, ban tổ chức mới tiến hành các hoạt động xã hội hướng đến diện rộng công chúng như vậy, thưa anh?Nghệ sỹ Trí Minh: Thực tế là ngay từ năm 2008, khi bắt đầu tổ chức liên hoan lần đầu tiên cho đến các kỳ liên hoan tiếp sau, chúng tôi đã có các hoạt động xã hội bên lề liên hoan chính thức. Tuy nhiên, do thời gian đầu còn nhiều khó khăn nên các hoạt động đó vẫn mang tính chất nhỏ lẻ. Từ năm 2012 và đặc biệt là trong năm nay, trải qua một quá trình vừa làm vừa hoàn thiện, chúng tôi đã hình thành một chuỗi chương trình dài hơi hơn: liên hoan kéo dài trong hai tuần với nhiều hoạt động phong phú. Hơn nữa, tổ chức liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013, chúng tôi xác định nhóm đối tượng cụ thể, trực tiếp mà sự kiện hướng tới là các bạn trẻ. Chúng tôi nhận thấy là không đan xen các hoạt động này thì rất khó để tiếp cận được với các bạn trẻ. Nếu khán giả trẻ đến chỉ để xem biểu diễn không thôi thì rất phí. Chúng tôi muốn thông qua các hoạt động nghệ thuật để nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội cho công chúng. Cùng với đó, thông qua các buổi hội thảo, đào tạo, chúng tôi muốn trực tiếp lắng nghe ý kiến của các bạn trẻ để biết nguyện vọng của khán giả: Các bạn chờ đợi gì ở những sự kiện thế này và ở những nghệ sỹ như chúng tôi? Để từ đó, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình cho các kỳ liên hoan tiếp theo. - Việc mời các nghệ sỹ quốc tế đến tham dự liên hoan có gặp trở ngại gì không, thưa anh? Bởi thực tế, ở Việt Nam, nhạc điện tử cũng chưa phổ biến.Nghệ sỹ Trí Minh: Việc mời các nghệ sỹ quốc tế tham dự liên hoan là điều không hề đơn giản. Bởi thực tế, Việt Nam là một thị trường âm nhạc nhỏ và đôi khi là manh mún. Để mời được các nghệ sỹ nổi tiếng trên thế giới tham gia liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013, chúng tôi đã phải tiến hành vận động hành lang từ tháng 5/2012, xây dựng quỹ và chiến lược chương trình để giới thiệu, thuyết phục họ. Qua tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy, đa phần các nghệ sỹ muốn sang Việt Nam biểu diễn bởi Việt Nam là một đất nước rất cởi mở, hiếu khách. Thế nhưng, chúng ta không có thị trường âm nhạc rõ rệt. Đây là một rào cản rất lớn. Khi nghệ sỹ đến mà không có thị trường thì cũng rất khó. Bởi vậy, một trong những vấn đề quan trọng, gấp rút hiện nay là phải phát triển được cộng đồng, định hướng được thị trường. Nhạc điện tử có hai dòng: Một dòng mang tính đại chúng và một dòng mang tính thể nghiệm. Điều đó được thể hiện rõ ở liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013. Đối với các nghệ sỹ chuyên về thể nghiệm trên thế giới, thị trường chính của họ là các festival. Họ đi khắp nơi để giới thiệu sản phẩm mới của mình. Họ là những người thúc đẩy yếu tố tiên phong. Đêm diễn chính thức đầu tiên của liên hoan (tối 12/4) có chủ đề là “New music” được xây dựng với những phần trình diễn mang tính thể nghiệm. Nhờ vậy mà chúng ta có thể mời được các nghệ sỹ này đến với liên hoan. Đêm thứ hai (tối 13/4) là đêm nhạc DJ. Cụ thể hơn, có thể coi đó là đêm hội DJ-nhạc dance ngoài trời. Ở Việt Nam, trong âm nhạc điện tử, dance là dòng phổ biến nhất. - Cho đến thời điểm này, liên hoan Âm thanh Hà Nội 2013 đã chính thức khởi động. Đến lần thứ sáu tổ chức, với tư cách là người sáng lập kiêm quản lý các kỳ liên hoan, anh đánh giá thế nào về hiệu ứng mà sự kiện này mang lại?Nghệ sỹ Trí Minh: Có thể nói, các kỳ liên hoan Âm thanh Hà Nội có tác động cộng đồng lớn. Qua thời gian, nó giúp hình thành nên một lớp nghệ sỹ rất am hiểu nhạc điện tử, điều này đặc biệt có thể thấy rõ ở Hà Nội với những cái tên rất nổi bật như DJ Kruise (Nguyễn Anh Tuấn), DJ Slim (Cao Văn Vịnh),… Gần đây, trên thị trường âm nhạc xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sản xuất, các nhạc sỹ, các nhà hòa âm phối khí rất trẻ và sở trường của họ chính là dựa trên nền tảng là nhạc điện tử. Liên hoan Âm thanh Hà Nội đã thành công trong việc tạo sức hút với giới trẻ sau 5 lần tổ chức. Ở lần đầu tổ chức (năm 2008), liên hoan chỉ thu hút được khoảng 800 người tham dự (trong đó 75% số lượng khán giả là người nước ngoài); đến lần thứ 5 tổ chức (năm 2012), liên hoan đã nhận được sự hưởng ứng của 4.500 khán giả (trong đó 80% công chúng là các bạn trẻ Việt Nam). Điều đó chứng tỏ nhạc điện tử đang ngày càng đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Thông qua festival, chúng tôi góp phần quảng bá hình ảnh của nghệ sỹ Việt đến bạn bè quốc tế. Từ đó, chúng tôi muốn hướng tới phát triển một thị trường lớn theo hướng toàn cầu, chứ không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi Việt Nam. Ví dụ có rất nhiều nghệ sỹ rất nổi tiếng ở Việt Nam nhưng ra thị trường nước ngoài thì lại chưa được biết đến nhiều. Trong khi đối với các nghệ sỹ Hàn Quốc, chỉ cần nghe tin họ xuống sân bay là đã có hàng nghìn người đến chờ đón. Trước thực tế đó, những nghệ sỹ như chúng tôi cảm thấy hơi chạnh lòng. Chúng tôi rất muốn trong tương lai, khi nhắc đến tên các nghệ sỹ của Việt Nam thì sẽ có nhiều người trên thế giới biết đến. Trong một môi trường âm nhạc lành mạnh, chúng ta có nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Theo quy luật vận động chung, những thể loại âm nhạc chưa phổ thông lắm sẽ dần trở nên phổ thông hơn. Nhạc điện tử ở Việt Nam hiện nay chưa được phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang trong quá trình phát triển và theo xu thế chung, nó sẽ dần phổ biến và đến gần hơn với công chúng. - Trân trọng cảm ơn anh!
Nghệ sỹ Trí Minh tên thật là Đoàn Hữu Thắng. Anh tốt nghiệp xuất sắc khoa Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội. Trí Minh khởi nghiệp ở thể loại Jazz, song những năm gần đây lại được ghi nhận thành công với vai trò một DJ nhạc điện tử. Nghệ sỹ Trí Minh là người đã sáng lập liên hoan Âm thanh Hà Nội từ năm 2008, tạo nên một không gian sáng tạo của nhạc điện tử đầu tiên ở Việt Nam. |
Phương Mai (Vietnam+)