Lehman Brothers - "đại gia" tài chính đầy quyền lực một thời - đã hoàn tất giai đoạn phá sản và đang trong quá trình thanh lý tài sản với hoạt động chính trong những năm tới sẽ là trả nợ cho các chủ tín dụng và nhà đầu tư của mình.
Trong một thông báo mới đây, Lehman cho biết, công ty bắt đầu trả nợ (ước tổng cộng khoảng 65 tỷ USD) vào ngày 17/4 tới. Dự kiến, số tiền được trả trong đợt đầu ít nhất là 10 tỷ USD.
Động thái này là một mốc quan trọng về mặt pháp lý của Lehman, nhưng không phải là một "sự khai tử tức thì" đối với công ty. Lehman sẽ tiếp tục hoạt động, vẫn tại trụ sở ở Manhattan. Steven Cohn, một nhân viên thuộc công ty tái cơ cấu Alvarez & Marsal cho biết, hiện Lehman được tự do hoạt động (chẳng hạn như sẽ không cần phải xin phép tòa án khi muốn bán tài sản nữa).
Ở giai đoạn "nhộn nhịp" nhất của quá trình phá sản, khoảng 735 người làm việc tại Lehman, so với mức 433 người trong tháng 1/2012. Trong khi đó, khi chưa phá sản, đội ngũ nhân lực của Lehman lên đến 25.000 người.
Lehman thoát khỏi giai đoạn phá sản trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chấp chới: mặc dù kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi, với tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Hy Lạp đang chật vật để tái cơ cấu nợ và nhiều nền kinh tế châu Âu vẫn chìm trong cảnh u ám. Tuy nhiên, tình hình hiện nay vẫn khả quan hơn nhiều so với hồi năm 2008, thời điểm Lehman đệ đơn xin phá sản.
Sự sụp đổ của Lehman hồi tháng 9/2008 đã làm rung chuyển các thị trường tài chính toàn cầu và góp phần vào sự trỗi dậy của cuộc Đại suy thoái. Các chủ tín dụng đang đòi Lehman trả hơn 300 tỷ USD. Với khoảng 35 tỷ USD tiền mặt hiện có, Lehman sẽ phải tiến hành thanh toán đợt hai cho các chủ tín dụng vào tháng 9 tới và sau đó sẽ trả định kỳ khi bán được các tài sản còn lại (ước khoảng 30 tỷ USD).
Trong một thông tin có liên quan, tính đến tháng 1/2012, Lehman đã chi hơn 1,58 tỷ USD phí dịch vụ tư vấn, trong đó, có tiền thuê luật sư và cố vấn./.
Trong một thông báo mới đây, Lehman cho biết, công ty bắt đầu trả nợ (ước tổng cộng khoảng 65 tỷ USD) vào ngày 17/4 tới. Dự kiến, số tiền được trả trong đợt đầu ít nhất là 10 tỷ USD.
Động thái này là một mốc quan trọng về mặt pháp lý của Lehman, nhưng không phải là một "sự khai tử tức thì" đối với công ty. Lehman sẽ tiếp tục hoạt động, vẫn tại trụ sở ở Manhattan. Steven Cohn, một nhân viên thuộc công ty tái cơ cấu Alvarez & Marsal cho biết, hiện Lehman được tự do hoạt động (chẳng hạn như sẽ không cần phải xin phép tòa án khi muốn bán tài sản nữa).
Ở giai đoạn "nhộn nhịp" nhất của quá trình phá sản, khoảng 735 người làm việc tại Lehman, so với mức 433 người trong tháng 1/2012. Trong khi đó, khi chưa phá sản, đội ngũ nhân lực của Lehman lên đến 25.000 người.
Lehman thoát khỏi giai đoạn phá sản trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chấp chới: mặc dù kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi, với tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Hy Lạp đang chật vật để tái cơ cấu nợ và nhiều nền kinh tế châu Âu vẫn chìm trong cảnh u ám. Tuy nhiên, tình hình hiện nay vẫn khả quan hơn nhiều so với hồi năm 2008, thời điểm Lehman đệ đơn xin phá sản.
Sự sụp đổ của Lehman hồi tháng 9/2008 đã làm rung chuyển các thị trường tài chính toàn cầu và góp phần vào sự trỗi dậy của cuộc Đại suy thoái. Các chủ tín dụng đang đòi Lehman trả hơn 300 tỷ USD. Với khoảng 35 tỷ USD tiền mặt hiện có, Lehman sẽ phải tiến hành thanh toán đợt hai cho các chủ tín dụng vào tháng 9 tới và sau đó sẽ trả định kỳ khi bán được các tài sản còn lại (ước khoảng 30 tỷ USD).
Trong một thông tin có liên quan, tính đến tháng 1/2012, Lehman đã chi hơn 1,58 tỷ USD phí dịch vụ tư vấn, trong đó, có tiền thuê luật sư và cố vấn./.
Hương Giang (TTXVN)