Tham dự giải cờ vua siêu Đại kiện tướng quốc tế tại Dortmund (CHLB Đức) từ ngày 15-25/7, Đại kiện tướng cờ vua đến từ Việt Nam Lê Quang Liêm đã trở thành gương mặt thu hút sự chú ý của báo giới khi xuất sắc đánh bại cựu vô địch thế giới Ruslan Ponomariov (người Ukraine) ở vòng 4.
Ở vòng đấu thứ 5, Lê Quang Liêm lại đánh bại kỳ thủ người Hungary Peter Leko để tạm vươn lên vị trí thứ nhì trên bảng xếp hạng với 2 trận thắng, 2 trận hòa và 1 trận thua.
Ông Lâm Minh Châu ở Thành phố Hồ Chí Minh, một người thầy đã có thời gian dài hướng dẫn Đại kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm cho rằng, thành công của cậu học trò có được phần nhiều nhờ sự nỗ lực của bản thân Liêm.
"Theo tôi, nếu với tốc độ phát triển như thế này, Lê Quang Liêm hoàn toàn có khả năng trở thành một trong số những kỳ thủ cờ vua giỏi nhất thế giới," ông Châu nhấn mạnh.
- Ông có bất ngờ với thành công của Liêm ngày hôm nay không?
Ông Lâm Minh Châu: Tôi đánh giá Liêm là một vận động viên chịu khó, cẩn thận và tỉ mỉ trong nghiên cứu cờ vua.
Lúc đầu tiên gặp Liêm thì phải nói thực là tôi chưa đánh giá cao Liêm lắm, nhưng qua quá trình làm việc chung thì khả năng của em mới dần bộc lộ. Càng ngày, năng lực cờ vua của Liêm càng thăng tiến, trưởng thành hơn về lối chơi. Nó khiến tôi đôi khi đặt kỳ vọng vào em hơi nhiều (cười).
Nhưng hiện giờ tôi tin em sẽ đạt được nhiều mốc cao hơn nữa trong sự nghiệp thi đấu của mình.
- Mục tiêu phấn đấu của Liêm ở giải siêu Đại kiện tướng quốc tế tại Dortmund và giải vô địch cờ vua Châu Á là đạt hệ số Elo 2.700 trở lên, là một người thầy, ông có biện pháp nào giúp Liêm đạt được mong muốn đó?
Ông Lâm Minh Châu: Hiện giờ thì tôi không hỗ trợ gì nhiều cho Liêm về mặt chuyên môn mà em phải đi học hỏi ở những Đại kiện tướng và siêu Đại kiện tướng có hệ số Elo cao hơn, có nhiều thành tích trên trường quốc tế. Điều này đòi hỏi chính bản thân Liêm phải nỗ lực.
Về phần mình, tôi cũng chỉ giúp được cho Liêm làm sao để đạt được sự ổn định về mặt tinh thần, tâm lý thi đấu. Đối với những trận đấu quan trọng ở tầm quốc tế thì điều cốt yếu nhất là phải có kinh nghiệm mà điều này thì Liêm còn phải tích lũy thêm.
- Như vậy là Liêm chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình khi thi đấu cờ vua chuyên nghiệp?
Ông Lâm Minh Châu: Liên đoàn cờ vua có nhiều việc, từ tổ chức mảng thi đấu phong trào đến các giải đỉnh cao. Tuy nhiên, kinh phí lại eo hẹp. Vì vậy, địa phương đã thực hiện kế hoạch hỗ trợ riêng cho Liêm cũng như một số vận động viên đỉnh cao ở các môn thể thao khác của thành phố, giúp các em có thêm kinh phí để đi thi đấu, chứng tỏ tài năng của mình.
- Nhưng có lẽ các em phải bỏ thêm cả kinh phí tự túc phải không ông?
Ông Lâm Minh Châu: Về kinh phí cho một vận động viên đi thi đấu các giải quan trọng khu vực, châu lục và quốc tế thì phải nói là rất nhiều. Vận động viên tham dự các giải đấu trong hệ thống thi đấu năm hoặc như tham dự giải vô địch châu Á, giải vô địch thế giới thì nhà nước có hỗ trợ kinh phí. Nhưng đối với những gương mặt thể thao xuất sắc, họ cần phải được thi đấu thường xuyên với những vận động viên đẳng cấp quốc tế để cọ xát, nâng cao trình độ.
Do vậy, việc tham dự những giải Open, hay như giải siêu Đại kiện tướng cờ vua quốc tế ở Đức như thế này thì các em mới có thể học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm. Muốn làm được điều này, phải giải quyết được vấn đề kinh phí.
Có những lúc địa phương hỗ trợ kinh phí, có những lúc doanh nghiệp tài trợ, tất cả chỉ để giúp các em thăng tiến về mặt thành tích và chuyên môn, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
- Đại kiện tướng cờ vua quốc tế Lê Quang Liêm hay như tay vợt Nguyễn Tiến Minh ở bộ môn cầu lông vừa đoạt danh hiệu vô địch giải Australia mở rộng thực sự là "hàng hiếm" của thể thao Việt Nam, và rõ ràng số này cực kỳ ít. Vậy phải chăng, công tác đào tạo trẻ của ta chưa đúng tầm để có thêm nhiều gương mặt vận động viên xuất sắc như thế, thưa ông?
Ông Lâm Minh Châu: Để có một lực lượng kế thừa các vận động viên tài năng thì cần phải làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo trẻ. Nhìn sang nước bạn Trung Quốc, có thể cờ vua của họ đi sau, hay là đi cùng lúc với cờ vua Việt Nam nhưng hiện giờ, cứ sau một giải đấu quan trọng lại xuất hiện thêm một kỳ thủ tài năng mới. Theo tôi, họ có một hệ thống đào tạo bài bản, với nhiều cấp bậc.
Năm 1972, Đại kiện tướng cờ vua của Mỹ Robert James "Bobby" Fischer đã bước lên đỉnh cao khi đánh bại đương kim vô địch thế giới Boris Spassky (người Nga) tại Iceland để trở thành ông vua mới của làng cờ. Chiến thắng này đã khiến Fischer trở thành một hiện tượng cờ vua lúc đó. Từ kỳ tích này, ở Mỹ đã diễn ra một phong trào chơi môn cờ vua rất mạnh.
Trước đó, khi mới 13 tuổi, Fischer đã chơi một ván cờ cầm quân đen và thắng Kiện tướng Donald Byrne, ván cờ này về sau được chọn là ván cờ thế kỷ. Ông đã đoạt giải vô địch cờ vua Mỹ năm 14 tuổi.
Như vậy, cần phải đặt ra câu hỏi "đầu ra" cho vận động viên như thế nào và phải nhanh chóng tìm ra lời giải sao cho hợp lý để khuyến khích các tài năng "nhí" chọn thể thao làm sự nghiệp cuộc đời.
Xin cảm ơn ông!
Ở vòng đấu thứ 5, Lê Quang Liêm lại đánh bại kỳ thủ người Hungary Peter Leko để tạm vươn lên vị trí thứ nhì trên bảng xếp hạng với 2 trận thắng, 2 trận hòa và 1 trận thua.
Ông Lâm Minh Châu ở Thành phố Hồ Chí Minh, một người thầy đã có thời gian dài hướng dẫn Đại kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm cho rằng, thành công của cậu học trò có được phần nhiều nhờ sự nỗ lực của bản thân Liêm.
"Theo tôi, nếu với tốc độ phát triển như thế này, Lê Quang Liêm hoàn toàn có khả năng trở thành một trong số những kỳ thủ cờ vua giỏi nhất thế giới," ông Châu nhấn mạnh.
- Ông có bất ngờ với thành công của Liêm ngày hôm nay không?
Ông Lâm Minh Châu: Tôi đánh giá Liêm là một vận động viên chịu khó, cẩn thận và tỉ mỉ trong nghiên cứu cờ vua.
Lúc đầu tiên gặp Liêm thì phải nói thực là tôi chưa đánh giá cao Liêm lắm, nhưng qua quá trình làm việc chung thì khả năng của em mới dần bộc lộ. Càng ngày, năng lực cờ vua của Liêm càng thăng tiến, trưởng thành hơn về lối chơi. Nó khiến tôi đôi khi đặt kỳ vọng vào em hơi nhiều (cười).
Nhưng hiện giờ tôi tin em sẽ đạt được nhiều mốc cao hơn nữa trong sự nghiệp thi đấu của mình.
- Mục tiêu phấn đấu của Liêm ở giải siêu Đại kiện tướng quốc tế tại Dortmund và giải vô địch cờ vua Châu Á là đạt hệ số Elo 2.700 trở lên, là một người thầy, ông có biện pháp nào giúp Liêm đạt được mong muốn đó?
Ông Lâm Minh Châu: Hiện giờ thì tôi không hỗ trợ gì nhiều cho Liêm về mặt chuyên môn mà em phải đi học hỏi ở những Đại kiện tướng và siêu Đại kiện tướng có hệ số Elo cao hơn, có nhiều thành tích trên trường quốc tế. Điều này đòi hỏi chính bản thân Liêm phải nỗ lực.
Về phần mình, tôi cũng chỉ giúp được cho Liêm làm sao để đạt được sự ổn định về mặt tinh thần, tâm lý thi đấu. Đối với những trận đấu quan trọng ở tầm quốc tế thì điều cốt yếu nhất là phải có kinh nghiệm mà điều này thì Liêm còn phải tích lũy thêm.
- Như vậy là Liêm chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình khi thi đấu cờ vua chuyên nghiệp?
Ông Lâm Minh Châu: Liên đoàn cờ vua có nhiều việc, từ tổ chức mảng thi đấu phong trào đến các giải đỉnh cao. Tuy nhiên, kinh phí lại eo hẹp. Vì vậy, địa phương đã thực hiện kế hoạch hỗ trợ riêng cho Liêm cũng như một số vận động viên đỉnh cao ở các môn thể thao khác của thành phố, giúp các em có thêm kinh phí để đi thi đấu, chứng tỏ tài năng của mình.
- Nhưng có lẽ các em phải bỏ thêm cả kinh phí tự túc phải không ông?
Ông Lâm Minh Châu: Về kinh phí cho một vận động viên đi thi đấu các giải quan trọng khu vực, châu lục và quốc tế thì phải nói là rất nhiều. Vận động viên tham dự các giải đấu trong hệ thống thi đấu năm hoặc như tham dự giải vô địch châu Á, giải vô địch thế giới thì nhà nước có hỗ trợ kinh phí. Nhưng đối với những gương mặt thể thao xuất sắc, họ cần phải được thi đấu thường xuyên với những vận động viên đẳng cấp quốc tế để cọ xát, nâng cao trình độ.
Do vậy, việc tham dự những giải Open, hay như giải siêu Đại kiện tướng cờ vua quốc tế ở Đức như thế này thì các em mới có thể học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm. Muốn làm được điều này, phải giải quyết được vấn đề kinh phí.
Có những lúc địa phương hỗ trợ kinh phí, có những lúc doanh nghiệp tài trợ, tất cả chỉ để giúp các em thăng tiến về mặt thành tích và chuyên môn, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
- Đại kiện tướng cờ vua quốc tế Lê Quang Liêm hay như tay vợt Nguyễn Tiến Minh ở bộ môn cầu lông vừa đoạt danh hiệu vô địch giải Australia mở rộng thực sự là "hàng hiếm" của thể thao Việt Nam, và rõ ràng số này cực kỳ ít. Vậy phải chăng, công tác đào tạo trẻ của ta chưa đúng tầm để có thêm nhiều gương mặt vận động viên xuất sắc như thế, thưa ông?
Ông Lâm Minh Châu: Để có một lực lượng kế thừa các vận động viên tài năng thì cần phải làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo trẻ. Nhìn sang nước bạn Trung Quốc, có thể cờ vua của họ đi sau, hay là đi cùng lúc với cờ vua Việt Nam nhưng hiện giờ, cứ sau một giải đấu quan trọng lại xuất hiện thêm một kỳ thủ tài năng mới. Theo tôi, họ có một hệ thống đào tạo bài bản, với nhiều cấp bậc.
Năm 1972, Đại kiện tướng cờ vua của Mỹ Robert James "Bobby" Fischer đã bước lên đỉnh cao khi đánh bại đương kim vô địch thế giới Boris Spassky (người Nga) tại Iceland để trở thành ông vua mới của làng cờ. Chiến thắng này đã khiến Fischer trở thành một hiện tượng cờ vua lúc đó. Từ kỳ tích này, ở Mỹ đã diễn ra một phong trào chơi môn cờ vua rất mạnh.
Trước đó, khi mới 13 tuổi, Fischer đã chơi một ván cờ cầm quân đen và thắng Kiện tướng Donald Byrne, ván cờ này về sau được chọn là ván cờ thế kỷ. Ông đã đoạt giải vô địch cờ vua Mỹ năm 14 tuổi.
Như vậy, cần phải đặt ra câu hỏi "đầu ra" cho vận động viên như thế nào và phải nhanh chóng tìm ra lời giải sao cho hợp lý để khuyến khích các tài năng "nhí" chọn thể thao làm sự nghiệp cuộc đời.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Minh (Vietnam+)