Ngày 28/9, tại Trường Trung học phổ thông Gang Thép (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức Lễ míttinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại.
Dự lễ míttinh có đại diện lãnh đạo tổ chức FAO, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và hơn 1.400 học sinh đến từ các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bệnh dại là một bệnh viêm màng não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (thường là chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus sang qua các vết cắn, cào… trên da và niêm mạc bị tổn thương.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, Thái Nguyên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bệnh dại.
Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 10 ca tử vong do bệnh dại, hơn 16.000 người phải điều trị do bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn.
Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hai ca tử vong và 2.004 ca phải điều trị dự phòng.
Hướng tới mục tiêu không còn phát sinh bệnh dại, tại lễ míttinh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành y tế thực hiện quyết liệt công tác phòng chống bệnh dại, tiêm phòng vắcxin cho đàn gia súc…
Do thời gian ủ bệnh dại kéo dài nên người dân không thể chủ quan, khi bị chó, mèo... nghi dại cắn phải đến ngay các cơ sở tiêm phòng từ sớm.
Lễ míttinh là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, thầy cô giáo và các em học sinh về bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh dại./.
Dự lễ míttinh có đại diện lãnh đạo tổ chức FAO, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và hơn 1.400 học sinh đến từ các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bệnh dại là một bệnh viêm màng não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (thường là chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus sang qua các vết cắn, cào… trên da và niêm mạc bị tổn thương.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, Thái Nguyên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bệnh dại.
Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 10 ca tử vong do bệnh dại, hơn 16.000 người phải điều trị do bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn.
Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hai ca tử vong và 2.004 ca phải điều trị dự phòng.
Hướng tới mục tiêu không còn phát sinh bệnh dại, tại lễ míttinh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành y tế thực hiện quyết liệt công tác phòng chống bệnh dại, tiêm phòng vắcxin cho đàn gia súc…
Do thời gian ủ bệnh dại kéo dài nên người dân không thể chủ quan, khi bị chó, mèo... nghi dại cắn phải đến ngay các cơ sở tiêm phòng từ sớm.
Lễ míttinh là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, thầy cô giáo và các em học sinh về bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh dại./.
Thu Hằng (TTXVN)