Ngày 26/12, lễ ký tắt hợp đồng BOT/GGU, dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, công suất 1.200 MW, tại Vĩnh Tân, Bình Thuận, đã diễn ra tại Hà Nội.
Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể Trung tâm điện lực Vĩnh Tân-Bình Thuận gồm 3 dự án là Vĩnh Tân 1 (công suất 1.200 MW), Vĩnh Tân 2 (công suất 1.200 MW) và Vĩnh Tân 3 (công suất 2.000 MW).
Dự án được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Tổ hợp các Nhà đầu tư gồm Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG), Công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc (CPIH) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) triển khai thực hiện.
Tại lễ ký, ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết: Lễ ký là kết quả của quá trình thực hiện dự án, mốc quan trọng ghi nhận sự thiện trí và tích cực của nhà đầu tư với Chính phủ Việt Nam và giữa Nhà đầu tư với các đối tác quan trọng khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Là đơn vị được Bộ Công Thương giao điều phối dự án, trực tiếp thực hiện việc đàm phán hợp đồng BOT và bảo lãnh Chính phủ, ông Phạm Mạnh Thắng đề nghị Tổ hợp Nhà đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan của phía Việt Nam trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, để có thể sớm hoàn thành và khởi công xây dựng dự án, đảm bảo tiến độ đã cam kết, đưa dự án vào vận hành vào cuối năm 2017./.
Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể Trung tâm điện lực Vĩnh Tân-Bình Thuận gồm 3 dự án là Vĩnh Tân 1 (công suất 1.200 MW), Vĩnh Tân 2 (công suất 1.200 MW) và Vĩnh Tân 3 (công suất 2.000 MW).
Dự án được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Tổ hợp các Nhà đầu tư gồm Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG), Công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc (CPIH) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) triển khai thực hiện.
Tại lễ ký, ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết: Lễ ký là kết quả của quá trình thực hiện dự án, mốc quan trọng ghi nhận sự thiện trí và tích cực của nhà đầu tư với Chính phủ Việt Nam và giữa Nhà đầu tư với các đối tác quan trọng khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Là đơn vị được Bộ Công Thương giao điều phối dự án, trực tiếp thực hiện việc đàm phán hợp đồng BOT và bảo lãnh Chính phủ, ông Phạm Mạnh Thắng đề nghị Tổ hợp Nhà đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan của phía Việt Nam trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, để có thể sớm hoàn thành và khởi công xây dựng dự án, đảm bảo tiến độ đã cam kết, đưa dự án vào vận hành vào cuối năm 2017./.
Hoàng Linh (TTXVN)