Tối 25/9, hàng nghìn tăng ni, phật tử và khách thập phương từ mọi miền đã có mặt tại núi Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh) để chứng kiến Đại lễ khai quang Đại phật tượng trên núi Phật Tích.
Đại lễ được diễn ra trong ánh sáng của 10.000 ngọn nến thắp thành hai hàng từ cổng chùa lên đến đỉnh núi Phật Tích nơi tọa lạc Đại phật tượng. Quanh chân pho tượng, 500 nhà sư tụng kinh chú cầu nguyện quốc thái dân an, tri ân các bậc tiên đế, anh hùng dân tộc, nguyện cầu đất nước hội nhập, phát triển thịnh vượng, chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ngay sau Đại lễ khai quang là màn bắn pháo hoa kéo dài 10 phút.
Công trình Đại Phật tượng trên núi Phật Tích cao 27m, nặng hơn 3.000 tấn được dựng dựa trên nguyên mẫu là pho tượng A Di Đà làm bằng đá từ thời Lý. Công trình được Nhà nước đầu tư 75 tỷ đồng, cùng với sự tham gia công đức của nhiều tập thể, cá nhân, phật tử hảo tâm trong cả nước.
Đại phật tượng là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á và là công trình tượng đài bằng đá hoành tráng đầu tiên ở Việt Nam.
Theo Đại đức Thích Đức Thiện, thành viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phật Tích, Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam. Việc đặt Đại Phật tượng cũng nhằm phát tâm nguyện cho đất nước nâng cao vị thế, vươn lên tầm cao mới.
Chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tiêu biểu chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật điêu khắc thời Lý. Chùa hiện còn lưu giữ được nhiều những hiện vật có giá trị mang tính đặc trưng phong cách của nền mỹ thuật tiêu biểu như tượng A Di Đà bằng đá có niên đại thế kỷ X-XI là bảo vật quốc gia.
Chùa tháp Phật Tích trong lịch sử là một ngôi Quốc tự (chùa Quốc gia) quan trọng, nơi mà các vua Lý thường về lễ Phật và cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Thời nhà Trần, Phật Tích không những là trung tâm văn hóa Phật giáo mà còn là nơi đào tạo các nhân tài cho đất nước, Vua mở khoa thi tiến sĩ tại Phật Tích. Thời Hậu Lê, Phật Tích là trung tâm Phật giáo quan trọng của đàng ngoài. Ngày nay, Phật Tích vẫn xứng đáng là ngôi chùa của Quốc gia, nơi gìn giữ bảo vật của đất nước./.
Đại lễ được diễn ra trong ánh sáng của 10.000 ngọn nến thắp thành hai hàng từ cổng chùa lên đến đỉnh núi Phật Tích nơi tọa lạc Đại phật tượng. Quanh chân pho tượng, 500 nhà sư tụng kinh chú cầu nguyện quốc thái dân an, tri ân các bậc tiên đế, anh hùng dân tộc, nguyện cầu đất nước hội nhập, phát triển thịnh vượng, chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ngay sau Đại lễ khai quang là màn bắn pháo hoa kéo dài 10 phút.
Công trình Đại Phật tượng trên núi Phật Tích cao 27m, nặng hơn 3.000 tấn được dựng dựa trên nguyên mẫu là pho tượng A Di Đà làm bằng đá từ thời Lý. Công trình được Nhà nước đầu tư 75 tỷ đồng, cùng với sự tham gia công đức của nhiều tập thể, cá nhân, phật tử hảo tâm trong cả nước.
Đại phật tượng là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á và là công trình tượng đài bằng đá hoành tráng đầu tiên ở Việt Nam.
Theo Đại đức Thích Đức Thiện, thành viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phật Tích, Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam. Việc đặt Đại Phật tượng cũng nhằm phát tâm nguyện cho đất nước nâng cao vị thế, vươn lên tầm cao mới.
Chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tiêu biểu chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật điêu khắc thời Lý. Chùa hiện còn lưu giữ được nhiều những hiện vật có giá trị mang tính đặc trưng phong cách của nền mỹ thuật tiêu biểu như tượng A Di Đà bằng đá có niên đại thế kỷ X-XI là bảo vật quốc gia.
Chùa tháp Phật Tích trong lịch sử là một ngôi Quốc tự (chùa Quốc gia) quan trọng, nơi mà các vua Lý thường về lễ Phật và cầu nguyện cho quốc thái dân an.
Thời nhà Trần, Phật Tích không những là trung tâm văn hóa Phật giáo mà còn là nơi đào tạo các nhân tài cho đất nước, Vua mở khoa thi tiến sĩ tại Phật Tích. Thời Hậu Lê, Phật Tích là trung tâm Phật giáo quan trọng của đàng ngoài. Ngày nay, Phật Tích vẫn xứng đáng là ngôi chùa của Quốc gia, nơi gìn giữ bảo vật của đất nước./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)