Giờ đang là thời điểm cao trào của mùa lễ hội xuân Nhâm Thìn. Không còn mới, lại vẫn có không ít những lời kêu ca của du khách về sự bất ưng từ ban quản lý các lễ hội đến ý thức của người đi lễ đền, chùa. Nên vẫn còn đó những bực bội, thở dài và “giá như”…
Những phản cảm
Xuân Nhâm Thìn, tại đồng loạt các "địa chỉ tâm linh" và tham quan như Đền Trần, Phủ Dầy, Chùa Tây Phương, Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê, chùa Bái Đính, đền Bà Chúa Kho và nhiều đền, chùa, phủ tại Hà Nội... người đến lễ hội đều có những nhận xét và "rút kinh nghiệm" thấm thía cho mình sau hành trình đi cầu an lành thành mua bực mình.
Bên cạnh những chuyển biến tốt như trông giữ xe, quy định cấm đốt vàng mã, quy hoạch quán xá hợp lý thì vẫn còn một số điểm cần điều chỉnh trong mùa lễ hội này. Đó là tình trạng khấn thuê, rủ khéo vào cờ bạc, mời xem bói dạo vẫn còn ở nhiều nơi.
Tại những điểm đông người đến lễ thì việc sắp lễ và thụ lộc cũng thành chuyện để nói. Điều “mắt thấy” là những chiếc đĩa sắp lễ của chùa, đền quá cáu bẩn, lấm lem. Một phần là trong mùa lễ hội cứ tiếp nối những ngày cao điểm, nhưng phần khác còn do nhà chùa, người quản lý đền, phủ chưa để tâm đến việc này.
Bên cạnh đó, có nơi vì sợ mất nên nhà chùa phải đánh dấu bằng những vệt sơn khác mầu, trông thật thô và xấu.
Chị Hương ở Hà Nội "phổ biến kinh nghiệm": "Bây giờ cẩn thận thì phải mang khay đĩa của nhà mình đi. Có sạch, có đẹp thì mới là thành tâm. Đó là chưa kể tại một số nơi đông quá còn không đủ khay, đủ mâm. Người đi lễ cứ chạy lung tung tìm kiếm, có khi phải tranh giành nhau, tìm được một chiếc khay để bày lễ thì đã mệt phờ!"
Người đi lễ ở tất cả các đền, chùa đều còn phiền lòng về việc chính những người cùng đi lễ cứ tự nhiên đến sau chen vào, đứng chắn trước mặt người đang khấn vái. Và người phía sau vái nguyện nguyên một tấm lưng!
Sau khi cầu khấn xong, các nhóm người đi lễ trải giấy báo ngồi thụ lộc. Nam giới mặt đỏ bừng vì rượu bia. Các chị em thì trò chuyện cười vang không cần giữ ý. Ăn xong, nhiều đám hồn nhiên đứng dậy, bỏ lại một "bãi chiến trường" vỏ lon, vỏ hộp, vỏ trái cây… Nhà đền, nhà chùa không dọn kịp nên nhìn rất chán ngán.
Còn về "tai nghe," tại không ít điểm du lịch tâm linh, khi khách đang lễ lại cứ vang vang tiếng loa cảnh báo: “Quý khách lưu ý, hiện đang có một số kẻ gian lợi dụng móc túi, lấy điện thoại và tiền cũng như trang sức quý...” Như vậy là tan cả không gian đang tâm nguyện thiêng liêng…
Theo chị Hoa, một khách đi lễ: "Thật ra, cũng do xuất phát từ sự chu đáo, lo lắng của nhà chùa cho khách về lễ, nhưng cũng không nhất thiết phải 'tuyên truyền' ra rả như vậy."
Kính cẩn mà mù tịt!
Tại chùa Tây Phương, phóng viên Vietnam+ chứng kiến sư trụ trì tặng sách cho các đoàn khách. Sách giới thiệu về kiến trúc chùa, về các ban thờ tự, về bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương “của nhà thơ Huy Cận…
Cũng thật mãn mắt, thỏa lòng khi đến đền thờ Chu Văn An ở tỉnh Hải Dương, khách được đọc thật rõ ràng từ lời nói đến công đức của thầy Chu. Thế nên khi lễ thì biết đang lễ thân phụ thân mẫu của Thầy, và khấn cầu điều gì thì phù hợp.
Tiếc thay, rất nhiều chốn thiêng lại thiếu những chỉ dẫn, niêm yết thông tin rõ ràng. Tại đền thờ Vua Lê, tình cờ nghe thấy một người mẹ đang giảng giải không đúng về Thái hậu Dương Vân Nga cho đứa con đi lễ cùng, người viết bài này chỉ muốn níu hai mẹ con lại để xin nói những gì mình biết, nhưng phóng viên tự thấy việc làm đó sẽ hơi bất nhã, đành thôi.
Ở cửa đền Vua Đinh và Vua Lê có bán sách nhưng ngay lập tức người đi lễ không thể đọc xuể, đọc nhanh được. Tiếc thay cũng không nhiều người tìm mua sách, có lẽ họ ngại sách dày quá chăng?
Thế nên ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) nhiều người đi lễ chăm chú và yên tâm sau khi đọc những thông tin quan trọng (được in tấm lớn, lồng khung kính) giới thiệu về điểm thờ tự. Nhờ đó, mà người đi lễ biết mình đang lễ Mẫu Liễu Hạnh được mệnh danh là "Mẫu nghi thiên hạ."
Hay đền Quán Thánh, Hà Nội, Ban quản lý có phát cho người mua vé vào một tờ gấp với những thông tin cô đọng và cần thiết về chuông quý, đế đèn, về tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, về tượng ông Trùm Trọng... cho từng người đến tham quan và cầu lễ.
Chị Chi ở Đống Đa, Hà Nội nói: “Tôi nghĩ là rất cần khắc phục tình trạng người đi lễ rất kính cẩn nhưng mù tịt không biết mình đang lễ ai, cầu mong điều gì cho hợp và trở về cũng không có thu nhận gì về kiến thức văn hóa, lịch sử, ngay cả con cái đi cùng hỏi thì bố mẹ cũng lúng túng… "
Khi nhìn về vốn văn hóa dân tộc, trong tác phẩm "Đến hiên đại từ truyền thống" Phó giáo sư Trần Đình Hượu có nhận định: "Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo." Ông cũng chỉ ra rõ: "Tôn giáo ở ta thường được biến thành một lối thờ cúng," Và "ít ai quan tâm đến giáo lí."
Phó giáo sư Lê Trường Phát, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã trả lời băn khoăn của phóng viên Vietnam+ về thói quen "Lễ mà không hiểu": "Đúng là thực tế người Việt ít quan tâm về giáo lý. Nhưng không thể giải thích vì "thói quen" không tìm hiểu kỹ giáo lý mà chuyển thành chấp nhận nhiều người cũng "ngại" tìm hiểu về nơi mình đến cúng lễ, vốn đơn giản hơn nhiều.
Nhà nghiên cứu văn hóa trên còn nhấn mạnh: "Không thể để tình trạng người đi cầu cúng rất thành tâm mà cứ lơ mơ về những nơi mình đến cầu lễ và đại khái về văn hóa. Như vậy là có lỗi với lịch sử, có lỗi với cả đức tin của chính mình. Giúp mọi người đi lễ bằng tuyên truyền, giảng giải đầy đủ, chính là nhiệm vụ của Ban quản lý các di tích và Ban tổ chức các lễ hội. Lễ hội nào muốn thành công, trước tiên cần phải làm được điều này."/.
Những phản cảm
Xuân Nhâm Thìn, tại đồng loạt các "địa chỉ tâm linh" và tham quan như Đền Trần, Phủ Dầy, Chùa Tây Phương, Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê, chùa Bái Đính, đền Bà Chúa Kho và nhiều đền, chùa, phủ tại Hà Nội... người đến lễ hội đều có những nhận xét và "rút kinh nghiệm" thấm thía cho mình sau hành trình đi cầu an lành thành mua bực mình.
Bên cạnh những chuyển biến tốt như trông giữ xe, quy định cấm đốt vàng mã, quy hoạch quán xá hợp lý thì vẫn còn một số điểm cần điều chỉnh trong mùa lễ hội này. Đó là tình trạng khấn thuê, rủ khéo vào cờ bạc, mời xem bói dạo vẫn còn ở nhiều nơi.
Tại những điểm đông người đến lễ thì việc sắp lễ và thụ lộc cũng thành chuyện để nói. Điều “mắt thấy” là những chiếc đĩa sắp lễ của chùa, đền quá cáu bẩn, lấm lem. Một phần là trong mùa lễ hội cứ tiếp nối những ngày cao điểm, nhưng phần khác còn do nhà chùa, người quản lý đền, phủ chưa để tâm đến việc này.
Bên cạnh đó, có nơi vì sợ mất nên nhà chùa phải đánh dấu bằng những vệt sơn khác mầu, trông thật thô và xấu.
Chị Hương ở Hà Nội "phổ biến kinh nghiệm": "Bây giờ cẩn thận thì phải mang khay đĩa của nhà mình đi. Có sạch, có đẹp thì mới là thành tâm. Đó là chưa kể tại một số nơi đông quá còn không đủ khay, đủ mâm. Người đi lễ cứ chạy lung tung tìm kiếm, có khi phải tranh giành nhau, tìm được một chiếc khay để bày lễ thì đã mệt phờ!"
Người đi lễ ở tất cả các đền, chùa đều còn phiền lòng về việc chính những người cùng đi lễ cứ tự nhiên đến sau chen vào, đứng chắn trước mặt người đang khấn vái. Và người phía sau vái nguyện nguyên một tấm lưng!
Sau khi cầu khấn xong, các nhóm người đi lễ trải giấy báo ngồi thụ lộc. Nam giới mặt đỏ bừng vì rượu bia. Các chị em thì trò chuyện cười vang không cần giữ ý. Ăn xong, nhiều đám hồn nhiên đứng dậy, bỏ lại một "bãi chiến trường" vỏ lon, vỏ hộp, vỏ trái cây… Nhà đền, nhà chùa không dọn kịp nên nhìn rất chán ngán.
Còn về "tai nghe," tại không ít điểm du lịch tâm linh, khi khách đang lễ lại cứ vang vang tiếng loa cảnh báo: “Quý khách lưu ý, hiện đang có một số kẻ gian lợi dụng móc túi, lấy điện thoại và tiền cũng như trang sức quý...” Như vậy là tan cả không gian đang tâm nguyện thiêng liêng…
Theo chị Hoa, một khách đi lễ: "Thật ra, cũng do xuất phát từ sự chu đáo, lo lắng của nhà chùa cho khách về lễ, nhưng cũng không nhất thiết phải 'tuyên truyền' ra rả như vậy."
Kính cẩn mà mù tịt!
Tại chùa Tây Phương, phóng viên Vietnam+ chứng kiến sư trụ trì tặng sách cho các đoàn khách. Sách giới thiệu về kiến trúc chùa, về các ban thờ tự, về bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương “của nhà thơ Huy Cận…
Cũng thật mãn mắt, thỏa lòng khi đến đền thờ Chu Văn An ở tỉnh Hải Dương, khách được đọc thật rõ ràng từ lời nói đến công đức của thầy Chu. Thế nên khi lễ thì biết đang lễ thân phụ thân mẫu của Thầy, và khấn cầu điều gì thì phù hợp.
Tiếc thay, rất nhiều chốn thiêng lại thiếu những chỉ dẫn, niêm yết thông tin rõ ràng. Tại đền thờ Vua Lê, tình cờ nghe thấy một người mẹ đang giảng giải không đúng về Thái hậu Dương Vân Nga cho đứa con đi lễ cùng, người viết bài này chỉ muốn níu hai mẹ con lại để xin nói những gì mình biết, nhưng phóng viên tự thấy việc làm đó sẽ hơi bất nhã, đành thôi.
Ở cửa đền Vua Đinh và Vua Lê có bán sách nhưng ngay lập tức người đi lễ không thể đọc xuể, đọc nhanh được. Tiếc thay cũng không nhiều người tìm mua sách, có lẽ họ ngại sách dày quá chăng?
Thế nên ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) nhiều người đi lễ chăm chú và yên tâm sau khi đọc những thông tin quan trọng (được in tấm lớn, lồng khung kính) giới thiệu về điểm thờ tự. Nhờ đó, mà người đi lễ biết mình đang lễ Mẫu Liễu Hạnh được mệnh danh là "Mẫu nghi thiên hạ."
Hay đền Quán Thánh, Hà Nội, Ban quản lý có phát cho người mua vé vào một tờ gấp với những thông tin cô đọng và cần thiết về chuông quý, đế đèn, về tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, về tượng ông Trùm Trọng... cho từng người đến tham quan và cầu lễ.
Chị Chi ở Đống Đa, Hà Nội nói: “Tôi nghĩ là rất cần khắc phục tình trạng người đi lễ rất kính cẩn nhưng mù tịt không biết mình đang lễ ai, cầu mong điều gì cho hợp và trở về cũng không có thu nhận gì về kiến thức văn hóa, lịch sử, ngay cả con cái đi cùng hỏi thì bố mẹ cũng lúng túng… "
Khi nhìn về vốn văn hóa dân tộc, trong tác phẩm "Đến hiên đại từ truyền thống" Phó giáo sư Trần Đình Hượu có nhận định: "Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo." Ông cũng chỉ ra rõ: "Tôn giáo ở ta thường được biến thành một lối thờ cúng," Và "ít ai quan tâm đến giáo lí."
Phó giáo sư Lê Trường Phát, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã trả lời băn khoăn của phóng viên Vietnam+ về thói quen "Lễ mà không hiểu": "Đúng là thực tế người Việt ít quan tâm về giáo lý. Nhưng không thể giải thích vì "thói quen" không tìm hiểu kỹ giáo lý mà chuyển thành chấp nhận nhiều người cũng "ngại" tìm hiểu về nơi mình đến cúng lễ, vốn đơn giản hơn nhiều.
Nhà nghiên cứu văn hóa trên còn nhấn mạnh: "Không thể để tình trạng người đi cầu cúng rất thành tâm mà cứ lơ mơ về những nơi mình đến cầu lễ và đại khái về văn hóa. Như vậy là có lỗi với lịch sử, có lỗi với cả đức tin của chính mình. Giúp mọi người đi lễ bằng tuyên truyền, giảng giải đầy đủ, chính là nhiệm vụ của Ban quản lý các di tích và Ban tổ chức các lễ hội. Lễ hội nào muốn thành công, trước tiên cần phải làm được điều này."/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)