Trong ba ngày từ 17 đến 20/12, tại thị xã Gia Nghĩa đã diễn ra Lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn Đắk Nông.
Lễ hội nhằm khôi phục, dựng lại, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trên địa bàn. Thông qua lễ hội, thông điệp mang đến cho các dân tộc là các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tinh hoa phải được giữ gìn, văn hóa lạc hậu bị đẩy lùi.
Lễ hội đã qui tụ hàng trăm nghệ nhân thuộc nhiều loại hình văn hóa, biểu diễn những giá trị tinh hoa của dân tộc mình như đánh cồng chiêng, diễn tấu cồng chiêng, thổi kèn, hát gian dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống… Phục dựng các tập tục, lễ hội như cúng lúa mới, mừng sức khỏe, bắn cung. Đặc biệt các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát các vật dụng dùng trong sinh hoạt gia đình như khăn, áo, gùi, rổ, nia…được tái hiện.
Theo già làng K’Mang, thị xã Gia Nghĩa: “Lễ hội văn hóa các dân tộc là một cơ hội tốt để chúng ta khôi phục, dựng lại các giá trị văn hóa xa xưa, các giá trị đời sống tinh thần của bà con từ bao đời nhằm tránh mai một, biến mất. Đây là cơ hội giáo dục cho các thế hệ trẻ nhận biết phải gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình, hòa nhập nhưng không hòa tan…”./.
Lễ hội nhằm khôi phục, dựng lại, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trên địa bàn. Thông qua lễ hội, thông điệp mang đến cho các dân tộc là các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tinh hoa phải được giữ gìn, văn hóa lạc hậu bị đẩy lùi.
Lễ hội đã qui tụ hàng trăm nghệ nhân thuộc nhiều loại hình văn hóa, biểu diễn những giá trị tinh hoa của dân tộc mình như đánh cồng chiêng, diễn tấu cồng chiêng, thổi kèn, hát gian dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống… Phục dựng các tập tục, lễ hội như cúng lúa mới, mừng sức khỏe, bắn cung. Đặc biệt các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát các vật dụng dùng trong sinh hoạt gia đình như khăn, áo, gùi, rổ, nia…được tái hiện.
Theo già làng K’Mang, thị xã Gia Nghĩa: “Lễ hội văn hóa các dân tộc là một cơ hội tốt để chúng ta khôi phục, dựng lại các giá trị văn hóa xa xưa, các giá trị đời sống tinh thần của bà con từ bao đời nhằm tránh mai một, biến mất. Đây là cơ hội giáo dục cho các thế hệ trẻ nhận biết phải gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình, hòa nhập nhưng không hòa tan…”./.
K’GỬIH (TTXVN)