Lễ hội truyền thống chùa Thầy: Hội tụ, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc

Lễ hội chùa Thầy được biết đến là một lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài, diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng ba âm lịch hằng năm.

(Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
(Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Tối 1/4, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quốc Oai Hoàng Nguyên Ưng cho biết, Lễ hội truyền thống chùa Thầy và Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025 là một chuỗi sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của huyện, góp phần động viên sức mạnh toàn dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.

Chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tại huyện Quốc Oai; từng bước khai thác những tiềm năng và giá trị văn hóa nghệ thuật của quần thể Khu Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy theo hướng phát triển du lịch văn hóa lịch sử.

Các hoạt động văn hóa, xúc tiến thương mại, du lịch tại chương trình nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Quốc Oai; tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch huyện Quốc Oai là điểm đến “An toàn-Thân thiện-Chất lượng-Hấp dẫn" tương xứng với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của huyện.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2-4/4, với nhiều nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc. Tuần lễ Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025 được tổ chức từ ngày 1-5/4, với hơn 150 gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản phẩm làng nghề, OCOP tại các tỉnh, thành phố, các huyện lân cận và huyện Quốc Oai...

Chùa Thầy là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, uy nghiêm và cổ kính, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, xen kẽ các công trình đền chùa, các hang động tạo thành một tổ hợp độc đáo về kiến trúc, phong phú về loại hình.

Cảnh quan quần thể khu di tích chùa Thầy còn hòa quyện với nhiều huyền thoại Phật giáo gắn với thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tín ngưỡng dân gian.

Lễ hội chùa Thầy được biết đến là một lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài, diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng ba âm lịch hằng năm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị thiền sư dưới thời nhà Lý, cũng chính là người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ - một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý-Trần, ông tổ của nghề múa rối nước truyền thống dân tộc.

Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần: nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ là: Lễ tế khai hội, Lễ mộc dục, Lễ phục nghinh bài vị - Lễ cúng yên vị, Lễ tế và Lễ rước.

Lễ hội chùa Thầy là hình thức sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, độc đáo, đa giá trị, thể hiện bản sắc đặc trưng của cộng đồng cư dân nông nghiệp tại xã Sài Sơn. Lễ hội là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, liên kết cộng đồng sâu sắc giữa các thôn làng tham gia lễ hội.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Ngày 3/4, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025 chính thức khai mạc. Đây không chỉ là sự kiện du lịch có quy mô lớn mà còn là điểm hẹn hằng năm của du khách, người yêu du lịch trong và ngoài nước.

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Ngày 3/4 (tức 6/3 Âm lịch), tại chùa Thái Lạc, Ủy ban Nhân dân xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tổ chức khai mạc Lễ hội cầu mưa năm 2025. 

Địa điểm "check in" tại đại siêu thị mới nhất Kuala Lumpur, TRX với rực rỡ sắc đèn vàng. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Lễ hội truyền thống Hari Raya Aidilfitri tại Malaysia

Malaysia bắt đầu kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Hồi giáo, lễ hội Hari Raya Aidilfitri, và tại các siêu thị lớn, nhỏ đều dành ra những không gian trung tâm để mọi người chụp ảnh kỷ niệm.

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Hanami - Điểm đến của mùa Xuân Nhật Bản

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân Nhật Bản bắt đầu hòa mình vào những lễ hội ngắm hoa - Hanami.

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Lễ hội ngắm hoa anh đào tại Tokyo

Khi những tia nắng ấm áp của mùa Xuân đánh thức nụ hoa anh đào, cũng là lúc người dân bắt đầu hoà mình vào những lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) tại nhiều khu vực ở Tokyo.

Quang cảnh lễ hội hoa anh đào Kỳ Thượng. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)

Đặc sắc lễ hội hoa anh đào tại Quảng Ninh

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Linh Hồng Nguyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long cho biết: “Lễ hội được tổ chức nhằm cụ thể hóa đề án Hạ Long - thành phố của hoa và lễ hội”.