Sau 4 ngày diễn ra hàng loạt các sự kiện lớn trong khuôn khổ lễ hội tôn vinh hạt gạo Việt nam, tối 11/11, lễ Bế mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 đã được diễn ra tại sân khấu nổi, Trung tâm văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt (Sóc Trăng).
Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, kiêm trưởng Ban Tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 đã khẳng định vai trò của nông nghiệp nông dân và nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của của ngành nông nghiệp cũng như chất lượng hàng nông sản Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới.
Ông nhấn mạnh thắng lợi của Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 là thắng lợi của sự kết hợp, bền tâm hiệp lực của các vùng sản xuất lúa gạo Việt Nam, là thắng lợi của niềm tự hào "Vinh danh hạt Ngọc Việt" và đáp ứng được sự mong đợi của nông dân từ khắp mọi miền trong cả nước...
Với chủ đề “Lúa gạo Việt Nam - Từ cánh đồng quê hương vươn ra thị trường thế giới,” lễ bế mạc còn là đêm hội tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Cúp vàng Xuất khẩu gạo uy tín ngành hàng lúa gạo Việt Nam” cho 21 đơn vị doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển lúa gạo Việt Nam, trao tặng các giải thưởng của các Hội thi diễn ra trong những ngày qua...
Tại buổi lễ bế mạc, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công nhận 2 kỷ lục Việt Nam là Bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất, Con đường lúa gạo dài nhất tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 tại Sóc Trăng.
Bản đồ Việt Nam làm bằng lúa với đầy đủ các tỉnh, thành, vùng biển đảo, được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Đại học Cần Thơ, nhằm tôn vinh hạt gạo Việt Nam đã phát triển từ truyền thống văn minh lúa nước rực rỡ hàng ngàn năm qua.
Bản đồ có kích thước 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, được làm từ những giống lúa, gạo đã vang danh khắp đất nước.
Con đường lúa gạo dài nhất Việt Nam nằm trên đường Hùng Vương, kéo dài 1,2km từ ngã ba Trà Men đến cổng khu văn hóa - triển lãm Hồ Nước Ngọt (thành phố Sóc Trăng), trên con đường được bố trí 47.000 chậu lúa trưng bày trên các dải phân cách của đường này, với thứ tự lúa trong giai đoạn còn xanh, lúa trổ đòng và lúa chín theo từng đoạn đường; cùng với nhiều mô hình là biểu tượng của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, như hình ảnh con trâu cái cày, các xuồng ba lá chở lúa gạo...
Theo Ban tổ chức, để làm được con đường độc đáo này, suốt 3 tháng qua, 125 người đã sử dụng 300m3 đất trộn phân hữu cơ đựng trong 47.000 túi nylon và chăm sóc cho đến ngày trình diễn./.
Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, kiêm trưởng Ban Tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 đã khẳng định vai trò của nông nghiệp nông dân và nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của của ngành nông nghiệp cũng như chất lượng hàng nông sản Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới.
Ông nhấn mạnh thắng lợi của Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 là thắng lợi của sự kết hợp, bền tâm hiệp lực của các vùng sản xuất lúa gạo Việt Nam, là thắng lợi của niềm tự hào "Vinh danh hạt Ngọc Việt" và đáp ứng được sự mong đợi của nông dân từ khắp mọi miền trong cả nước...
Với chủ đề “Lúa gạo Việt Nam - Từ cánh đồng quê hương vươn ra thị trường thế giới,” lễ bế mạc còn là đêm hội tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Cúp vàng Xuất khẩu gạo uy tín ngành hàng lúa gạo Việt Nam” cho 21 đơn vị doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển lúa gạo Việt Nam, trao tặng các giải thưởng của các Hội thi diễn ra trong những ngày qua...
Tại buổi lễ bế mạc, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công nhận 2 kỷ lục Việt Nam là Bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất, Con đường lúa gạo dài nhất tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 tại Sóc Trăng.
Bản đồ Việt Nam làm bằng lúa với đầy đủ các tỉnh, thành, vùng biển đảo, được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Đại học Cần Thơ, nhằm tôn vinh hạt gạo Việt Nam đã phát triển từ truyền thống văn minh lúa nước rực rỡ hàng ngàn năm qua.
Bản đồ có kích thước 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, được làm từ những giống lúa, gạo đã vang danh khắp đất nước.
Con đường lúa gạo dài nhất Việt Nam nằm trên đường Hùng Vương, kéo dài 1,2km từ ngã ba Trà Men đến cổng khu văn hóa - triển lãm Hồ Nước Ngọt (thành phố Sóc Trăng), trên con đường được bố trí 47.000 chậu lúa trưng bày trên các dải phân cách của đường này, với thứ tự lúa trong giai đoạn còn xanh, lúa trổ đòng và lúa chín theo từng đoạn đường; cùng với nhiều mô hình là biểu tượng của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, như hình ảnh con trâu cái cày, các xuồng ba lá chở lúa gạo...
Theo Ban tổ chức, để làm được con đường độc đáo này, suốt 3 tháng qua, 125 người đã sử dụng 300m3 đất trộn phân hữu cơ đựng trong 47.000 túi nylon và chăm sóc cho đến ngày trình diễn./.
Trung Hiếu (TTXVN/Vietnam+)