Lễ hội Tết cổ truyền các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar ở TP Hồ Chí Minh

Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan thể hiện sự tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt tôn giáo giữa các nước trong khu vực; thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hòa hợp, gắn bó giữa các dân tộc.

Ông Phonesy Bounmixay (ngoài cùng bên trái), Tổng lãnh sự Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thành Trung (thứ 2 từ trái sang), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng thực hiện nghi lễ cúng Phật tại Lễ hội. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Ông Phonesy Bounmixay (ngoài cùng bên trái), Tổng lãnh sự Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thành Trung (thứ 2 từ trái sang), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng thực hiện nghi lễ cúng Phật tại Lễ hội. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Sáng 6/4, tại chùa Phổ Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội đón Tết cổ truyền Bunpimay của người dân Lào, Tết Songkran của Thái Lan, Tết Chôl Chhnăm Thmây của Campuchia và Tết Thingyang của Myanmar.

Dự buổi lễ có đại diện Sở Ngoại vụ Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; đại diện Tổng lãnh sự quán các nước Lào, Thái Lan, Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh; cùng đông đảo sinh viên và cộng đồng người dân Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar đang sinh sống, làm ăn và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan là các quốc gia anh em gần gũi, cùng sống trong cộng đồng ASEAN, đã có rất nhiều sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều năm qua, luôn cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng phấn đấu tiến tới một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Lễ hội cổ truyền các quốc gia Lào-Campuchia-Myanmar-Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh được HUFO phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức thường niên thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực ASEAN, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác nhiều mặt giữa nhân dân Việt Nam nói chung, cũng như nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với các nước bạn bè thân hữu.

HUFO mong muốn thông qua việc tái hiện phong tục tập quán của ngày tết cổ truyền, với những nghi lễ thiêng liêng sẽ mang đến cho cộng đồng người Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan đang sinh sống tại Thành phố, cũng như người dân Thành phố những ấn tượng tốt đẹp, những kỷ niệm về nét đẹp văn hóa truyền thống và tình đoàn kết hữu nghị tốt đẹp của các nước anh em trong khối ASEAN.

ttxvn-0604-tet-co-truyen-asean-2.jpg
Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay chúc phúc tại Lễ hội. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng Minh Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết lễ hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan được tổ chức thể hiện sự tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt tôn giáo giữa các nước trong khu vực; thiết thực thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hòa hợp, gắn bó giữa các dân tộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan trong công cuộc xây dựng hòa bình, phát triển của mỗi nước và khu vực.

Thay mặt các Tổng lãnh sự quán của các quốc gia đón Tết cổ truyền, ông Phonesy Bounmixay, Tổng Lãnh sự Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ niềm vinh dự, vui mừng tham dự Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cảm ơn sự chu đáo, mối quan tâm sâu sắc đến các văn hóa các nước láng giềng của chính quyền và người dân Thành phố, ông Phonesy Bounmixay cho rằng, việc tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền này góp phần để người dân các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam đến gần nhau hơn, thể hiện tình cảm, sự đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước của mỗi nước.

Lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, ấm tình đoàn kết với nghi lễ truyền thống của các quốc gia đón Tết như thắp hương niệm Phật cầu an, tắm Phật, chúc phúc và thụ lộc nhân dịp năm mới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Ngày 3/4, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025 chính thức khai mạc. Đây không chỉ là sự kiện du lịch có quy mô lớn mà còn là điểm hẹn hằng năm của du khách, người yêu du lịch trong và ngoài nước.

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Ngày 3/4 (tức 6/3 Âm lịch), tại chùa Thái Lạc, Ủy ban Nhân dân xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tổ chức khai mạc Lễ hội cầu mưa năm 2025.