Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1973 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tổ chức ngày 17/3 (tức ngày 6/2 Âm lịch), tại đền thờ Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương về dự.
Lễ hội bắt đầu bằng màn truyền thống do Nhà hát Tuồng Trung ương thực hiện, tái hiện ý chí quật cường của hai nữ Vương, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, đánh tan quân xâm lược Đông Hán; cũng như hào khí của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi.
Sau màn khai hội là lễ míttinh của các đại biểu, cơ quan dân chính Đảng, các đoàn thể, cán bộ và nhân dân. Lễ hội cũng dành hai giờ đồng hồ để thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm Hai Bà Trưng. Đồng thời với thời gian này là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ lễ hội như biểu diễn võ dân tộc, thư pháp, chương trình biểu diễn văn nghệ.
Chiều cùng ngày là lễ dân hương của dân làng và các xã anh em có đền thờ Hai Bà Trưng: xã Mê Linh (huyện Mê Linh), xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ), xã Phụng Công (huyện Văn Giang)…
Trước đó, ngày 16/3, lễ dâng hương và các hoạt động văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được tổ chức tại miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Ngày 18/3, lễ tạ của dân làng và khách thập phương.
Theo tục truyền, vào đời vua Lý Anh Tông, hai pho tượng đá của Hai Bà trôi theo sông Hồng dạt vào bãi Đồng Nhân và báo mộng cho đức vua. Nhà vua cho dựng đền thờ Hai Bà và thành thông lệ, dân làng lấy ngày 6/2 Âm lịch hàng năm (ngày hai pho tượng đá dạt về) làm lễ hội. Sau đó bãi lở, dân làng đã dời đền về vị trí như ngày nay./.
Đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương về dự.
Lễ hội bắt đầu bằng màn truyền thống do Nhà hát Tuồng Trung ương thực hiện, tái hiện ý chí quật cường của hai nữ Vương, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, đánh tan quân xâm lược Đông Hán; cũng như hào khí của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi.
Sau màn khai hội là lễ míttinh của các đại biểu, cơ quan dân chính Đảng, các đoàn thể, cán bộ và nhân dân. Lễ hội cũng dành hai giờ đồng hồ để thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm Hai Bà Trưng. Đồng thời với thời gian này là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ lễ hội như biểu diễn võ dân tộc, thư pháp, chương trình biểu diễn văn nghệ.
Chiều cùng ngày là lễ dân hương của dân làng và các xã anh em có đền thờ Hai Bà Trưng: xã Mê Linh (huyện Mê Linh), xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ), xã Phụng Công (huyện Văn Giang)…
Trước đó, ngày 16/3, lễ dâng hương và các hoạt động văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được tổ chức tại miếu thờ Hai Bà Trưng, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Ngày 18/3, lễ tạ của dân làng và khách thập phương.
Theo tục truyền, vào đời vua Lý Anh Tông, hai pho tượng đá của Hai Bà trôi theo sông Hồng dạt vào bãi Đồng Nhân và báo mộng cho đức vua. Nhà vua cho dựng đền thờ Hai Bà và thành thông lệ, dân làng lấy ngày 6/2 Âm lịch hàng năm (ngày hai pho tượng đá dạt về) làm lễ hội. Sau đó bãi lở, dân làng đã dời đền về vị trí như ngày nay./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)