Lễ hội Kỳ lân Trung Quốc lần thứ 5 do TOJOY Shared Group tổ chức thu hút hơn 2.000 doanh nhân

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG- Media OutReach Newswire – Lễ hội Kỳ lân Trung Quốc lần thứ 5 do TOJOY Shared Group,tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thành công rực rỡ, thu hút hơn 80 vị khách quý và hơn 2.000 doanh nhân, thúc đẩy một hệ sinh thái năng động cho các doanh […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG- Media OutReach Newswire – Lễ hội Kỳ lân Trung Quốc lần thứ 5 do TOJOY Shared Group,tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thành công rực rỡ, thu hút hơn 80 vị khách quý và hơn 2.000 doanh nhân, thúc đẩy một hệ sinh thái năng động cho các doanh nghiệp đổi mới và doanh nghiệp kỳ lân (unicorn – là các start -up có giá trị vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD trở lên) của Trung Quốc.

TOJOY Chairman and CEO, Mr. Ge Jun, emphasized the need for businesses to transition from traditional capital-driven models to resource empowerment. He highlighted that the

Trong sự kiện này, TOJOY đã khám phá vai trò quan trọng của các doanh nghiệp kỳ lân của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của “lực lượng sản xuất chất lượng mới”, một định hướng chính sách quan trọng của Chính phủ nước này. Tại đây, TOJOY cũng ra mắt mô hình “Đường cong thứ hai của sự gia tăng doanh nghiệp kỳ lân”, đánh dấu một chương mới trong nỗ lực tăng tốc doanh nghiệp.

Ngoài vốn: Mô hình “Đường cong thứ hai” cho thành công của kỳ lân

TOJOY – vườn ươm doanh nghiệp hàng đầu và nền tảng tăng tốc kỳ lân ở Trung Quốc, đã tích lũy được kinh nghiệm thực tế phong phú trong hoạt động thị trường tăng tốc doanh nghiệp. Tại sự kiện này, ông Ge Jun, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của TOJOY, phát biểu: “Trước những thách thức mà các doanh nghiệp kỳ lân hiện đang phải đối mặt, các doanh nghiệp cần vượt qua mô hình định hướng vốn truyền thống và chuyển sang hướng trao quyền cho nguồn lực. Điều này liên quan đến việc tích hợp các nguồn lực, chia sẻ dịch vụ và thực hiện các chiến lược đổi mới để khắc phục các nút thắt ngăn cản phát triển”.

Mô hình “Đường cong thứ hai” của TOJOY: Cách tiếp cận mới nhằm tăng trưởng bền vững cho các kỳ lân

Để trao quyền cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi, TOJOY đã giới thiệu mô hình “Đường cong thứ hai của sự gia tăng doanh nghiệp kỳ lân”. Mô hình này nhấn mạnh sự chuyển dịch chiến lược khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào vốn, khuyến khích doanh nghiệp tận dụng sức mạnh nền tảng. Thông qua việc chia sẻ tài nguyên toàn diện và hỗ trợ dịch vụ tích hợp, mô hình “Đường cong thứ hai” giúp các công ty vượt qua các nút thắt và đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Mô hình “Đường cong thứ hai của sự gia tăng doanh nghiệp kỳ lân” của TOJOY cung cấp hỗ trợ tài chính và các dịch vụ toàn diện như kết nối nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ quản lý, tạo ra một hệ sinh thái tăng trưởng hiệu quả cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Ông Ge Jun nhấn mạnh: “TOJOY sở hữu khả năng tích hợp nguồn lực trưởng thành, hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc về thị trường. Nền tảng chia sẻ của chúng tôi kết nối các doanh nghiệp truyền thống với các nhà đổi mới, thu hẹp khoảng cách thông tin và giúp doanh nghiệp xác định đối tác đổi mới phù hợp”.

TOJOY và Viện Nghiên cứu kinh tế GuoYan phát hành Sách trắng về tăng trưởng doanh nghiệp kỳ lân

Ngoài việc ra mắt mô hình mới, gần đây, TOJOY còn hợp tác với Viện Nghiên cứu kinh tế GuoYan để phát hành “Sách trắng về con đường tăng trưởng của các doanh nghiệp kỳ lân của Trung Quốc” (“Sách trắng”) tại Trung tâm Hội nghị của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Với chủ đề “Dự báo nền kinh tế Trung Quốc năm 2024”, bài viết khám phá vai trò quan trọng của các công ty kỳ lân Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mới. Sách Trắng cũng cung cấp cho các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, dự báo, tư vấn thực tế và hướng dẫn để giúp họ vượt qua các thách thức.

Sách Trắng đưa ra phân tích chi tiết về sự phân bố của các công ty kỳ lân trong các ngành, lĩnh vực của Trung Quốc, nêu bật lĩnh vực “Dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm” đang dẫn đầu, với 50 công ty kỳ lân. Phân khúc này chiếm tỷ lệ đáng kể 9,6% trong tổng số kỳ lân của Trung Quốc. Theo sát là các lĩnh vực “Dịch vụ xúc tiến công nghệ khác” và “Truyền thông máy tính và Sản xuất thiết bị điện tử khác”, với lần lượt 43 và 28 công ty kỳ lân. Các phân khúc này đã chiếm lần lượt 8,2% và 5,4% tổng số kỳ lân, nhấn mạnh sự nổi bật ngày càng tăng của chúng.

Đồng thời, tỷ lệ đổi mới công nghệ giữa các kỳ lân tiềm năng cũng không ngừng tăng lên. Trong số 924 kỳ lân tiềm năng, có 140 kỳ lân thuộc lĩnh vực “Dịch vụ xúc tiến công nghệ khác”, chiếm 15,2% tổng số. Đối với lĩnh vực “Nghiên cứu và Phát triển Thử nghiệm” và “Dịch vụ Công nghệ thông tin và Phần mềm” lần lượt sở hữu 105 và 77 công ty kỳ lân tiềm năng, chiếm tương ứng 11,4% và 8,3%.

Dữ liệu nêu trên phản ánh các kỳ lân ở Trung Quốc đã chuyển sang định hướng công nghệ, với tỷ lệ doanh nghiệp kỳ lân công nghệ không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy kỳ lân, với tư cách là công ty mang lại năng lực đổi mới khoa học – công nghệ và tiềm năng phát triển của quốc gia, đang đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng lực lượng sản xuất mới.

Sách Trắng là công trình chung của TOJOY và Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, làm sáng tỏ con đường tăng trưởng của các công ty kỳ lân Trung Quốc và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của họ trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất mới trong bối cảnh công nghệ toàn cầu ngày càng cạnh tranh.

Hashtag: #Fintech #Incubator #Entrepreneur

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Tin cùng chuyên mục