Ngày 21/2, tức mùng 8 tháng Giêng, Lễ hội Khai hạ (Lễ xuống đồng) của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Lễ hội Khai hạ của người Mường Bi năm 2010 do huyện Tân Lạc tổ chức, với trên 300 nghệ nhân thể hiện màn cồng chiêng, hòa vào những làn điệu dân ca, những câu hát đối của các chàng trai, cô gái Mường.
Đây là lễ hội có ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, mở đầu công việc cho một năm mới, đồng thời là nơi gặp gỡ giao lưu để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng; là dịp để người dân tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển...
Là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đối với cộng đồng dân tộc Mường huyện Tân Lạc nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung, lễ hội nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội gồm hai phần, phần lễ bao gồm thủ tục thờ cúng, làm lễ thắp hương cầu lộc, cầu may. Phần hội diễn ra sau đó với các trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, đẩy gậy, bóng đá, bóng chuyền, bắn nỏ, giã gạo, vật cổ truyền, múa cồng chiêng, múa sạp...
Bên cạnh đó, các địa phương của huyện Tân Lạc còn tổ chức phần thi ẩm thực với các đặc sản của người dân tộc Mường như rượu cần, cá đồ, cá nướng, cơm nếp, chuột rừng, ron, rúi, sóc... để nhân dân, du khách tham quan thưởng thức./.
Lễ hội Khai hạ của người Mường Bi năm 2010 do huyện Tân Lạc tổ chức, với trên 300 nghệ nhân thể hiện màn cồng chiêng, hòa vào những làn điệu dân ca, những câu hát đối của các chàng trai, cô gái Mường.
Đây là lễ hội có ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, mở đầu công việc cho một năm mới, đồng thời là nơi gặp gỡ giao lưu để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng; là dịp để người dân tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển...
Là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đối với cộng đồng dân tộc Mường huyện Tân Lạc nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung, lễ hội nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội gồm hai phần, phần lễ bao gồm thủ tục thờ cúng, làm lễ thắp hương cầu lộc, cầu may. Phần hội diễn ra sau đó với các trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, đẩy gậy, bóng đá, bóng chuyền, bắn nỏ, giã gạo, vật cổ truyền, múa cồng chiêng, múa sạp...
Bên cạnh đó, các địa phương của huyện Tân Lạc còn tổ chức phần thi ẩm thực với các đặc sản của người dân tộc Mường như rượu cần, cá đồ, cá nướng, cơm nếp, chuột rừng, ron, rúi, sóc... để nhân dân, du khách tham quan thưởng thức./.
Vũ Hà (Vietnam+)