Về Đền Hùng trong những ngày này, du khách thập phương có thể cảm nhận được không khí lễ hội đang tràn ngập khắp nơi. Triệu triệu trái tim con cháu Lạc Hồng khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào sinh sống tại nước ngoài cùng chung nhịp đập hướng về Nghĩa Lĩnh thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Linh thiêng đất tổ
Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2013, tỉnh Phú Thọ một lần nữa vinh dự và tự hào được đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.” Đây cũng là tâm điểm để “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” một lần nữa chứng minh cho hàng triệu du khách trong và ngoài nước thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống có một không hai trên thế giới có từ hàng ngàn năm nay, qua đó khẳng định sự trường tồn mãi mãi của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng dân tộc người Việt.
Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm nay do Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì với sự tham gia của 8 tỉnh gồm Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 4 đến 10/3 âm lịch).
Trọng tâm của lễ hội là tôn vinh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gắn với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội đất tổ Hùng Vương" để đón bằng công nhận và khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2013.
Sau lễ đón bằng công nhận là chương trình nghệ thuật gồm 3 chương chương 1-Dòng giống Rồng-Tiên-Thiêng liêng hai tiếng đồng bào; chương 2-Hành trình tâm linh về nguồn cội, tri ân Quốc tổ Hùng Vương; chương 3-Phú Thọ-Mùa Xuân linh diệu của non sông.
Kết thúc lễ tôn vinh, khai mạc, tỉnh Phú Thọ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao, thời lượng 15 phút tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
[Đền Hùng, một trong những ngôi đền cổ nhất VN]
Phần hội với nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại. Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức với quy mô rộng khắp từ thành phố Việt Trì cho đến Trung tâm lễ hội Đền Hùng và các vùng phụ cận như lễ hội đường phố với chủ đề “Văn hóa đất tổ Hùng Vương-hội tụ và tỏa sáng”; rước kiệu của các xã vùng ven; hội thi gói bánh chưng, giã bánh dầy; tổ chức chương trình Hát xoan làng cổ gắn với các điểm du lịch văn hóa; liên hoan hội trại văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản vật và văn hóa ẩm thực của các huyện, thành, thị trong tỉnh; trình diễn diễn xướng văn hóa dân gian các dân tộc ở tỉnh Phú Thọ; liên hoan hát xoan và dân ca Phú Thọ lần thứ 3; triển lãm ảnh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa cộng đồng cùng nhiều hoạt động thể thao.
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2013 cho biết đến nay, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Đền Hùng đã sẵn sàng đón nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế về dâng hương, tri ân công đức Vua Hùng.
Còn ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết các hạng mục công trình trong khu di tích đã được các đơn vị kiểm tra, duy tu sửa chữa kịp thời, các tuyến đường nội bộ, các công trình công cộng, nhà vệ sinh, hệ thống điện, nước; biển chỉ dẫn, vệ sinh môi trường đều được đảm bảo.
Năm 2013, tỉnh Phú Thọ, Khu di tích quyết tâm tổ chức một lễ hội “sạch,” không chèo kéo, chèn ép du khách. Ban tổ chức kiên quyết dẹp bỏ nạn cờ bạc, bói toán mê tín dị doan, không chỉ dịch vụ trông xe mà các hàng quán tại Khu di tích cũng phải niêm yết giá rõ ràng, phù hợp. Nếu du khách phát hiện hộ kinh doanh cố tình chèo kéo, chèn ép khách, có thể báo Ban tổ chức hoặc các nhân viên bảo vệ Khu di tích để kịp thời xử lý.
Tự hào dòng giống Tiên Rồng
Ông Nguyễn Văn Phi, ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ cứ đầu tháng Ba âm lịch, ông phải về thắp hương các Vua Hùng. Có như vậy gia đình mới thấy thoải mái, thanh thản trong lòng.
"Đi rất nhiều lễ hội nhưng về với Đền Hùng tôi mới thấy thanh thản, thoải mái. Mọi loại hình dịch vụ trong Khu di tích đều rất quy củ, trật tự, không có hiện tượng chèo kéo khách, ép giá. Văn hóa tín ngưỡng tâm linh thể hiện rõ nét qua từng cử chỉ, hành động, lời nói của người dân đất Tổ và rất đỗi tự hào vì mình cùng là dòng máu Lạc Hồng," ông Nguyễn Văn Phi nói.
Bà Hà Thị Giang đến từ tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: "Bao nhiêu năm mong ước, hôm nay tôi mới có dịp về đất Tổ chiêm bái các vua Hùng, các bậc tổ tiên có công khai sơn phá thạch và bản thân tôi rất tự hào về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc mình. Nhìn Đền Hùng rộng, khang trang, bề thế, lễ hội ngày càng được tổ chức quy mô với một không gian rộng lớn, tôi rất phấn khởi và tự hào mình là dòng giống Tiên Rồng."
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm là dịp để khẳng định truyền thống "Uống nước nhớ nguồn," thắt chặt tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Trống hội rộn ràng. Cờ thần tung bay trong gió. Hương trầm bảng lảng linh thiêng. Câu Xoan lay động lòng người. Đền Hùng hội mở thúc giục muôn triệu con tim Lạc Việt tìm về./.
Linh thiêng đất tổ
Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2013, tỉnh Phú Thọ một lần nữa vinh dự và tự hào được đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.” Đây cũng là tâm điểm để “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” một lần nữa chứng minh cho hàng triệu du khách trong và ngoài nước thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống có một không hai trên thế giới có từ hàng ngàn năm nay, qua đó khẳng định sự trường tồn mãi mãi của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng dân tộc người Việt.
Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm nay do Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì với sự tham gia của 8 tỉnh gồm Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 4 đến 10/3 âm lịch).
Trọng tâm của lễ hội là tôn vinh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gắn với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội đất tổ Hùng Vương" để đón bằng công nhận và khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2013.
Sau lễ đón bằng công nhận là chương trình nghệ thuật gồm 3 chương chương 1-Dòng giống Rồng-Tiên-Thiêng liêng hai tiếng đồng bào; chương 2-Hành trình tâm linh về nguồn cội, tri ân Quốc tổ Hùng Vương; chương 3-Phú Thọ-Mùa Xuân linh diệu của non sông.
Kết thúc lễ tôn vinh, khai mạc, tỉnh Phú Thọ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao, thời lượng 15 phút tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
[Đền Hùng, một trong những ngôi đền cổ nhất VN]
Phần hội với nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại. Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức với quy mô rộng khắp từ thành phố Việt Trì cho đến Trung tâm lễ hội Đền Hùng và các vùng phụ cận như lễ hội đường phố với chủ đề “Văn hóa đất tổ Hùng Vương-hội tụ và tỏa sáng”; rước kiệu của các xã vùng ven; hội thi gói bánh chưng, giã bánh dầy; tổ chức chương trình Hát xoan làng cổ gắn với các điểm du lịch văn hóa; liên hoan hội trại văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản vật và văn hóa ẩm thực của các huyện, thành, thị trong tỉnh; trình diễn diễn xướng văn hóa dân gian các dân tộc ở tỉnh Phú Thọ; liên hoan hát xoan và dân ca Phú Thọ lần thứ 3; triển lãm ảnh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa cộng đồng cùng nhiều hoạt động thể thao.
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2013 cho biết đến nay, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Đền Hùng đã sẵn sàng đón nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế về dâng hương, tri ân công đức Vua Hùng.
Còn ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết các hạng mục công trình trong khu di tích đã được các đơn vị kiểm tra, duy tu sửa chữa kịp thời, các tuyến đường nội bộ, các công trình công cộng, nhà vệ sinh, hệ thống điện, nước; biển chỉ dẫn, vệ sinh môi trường đều được đảm bảo.
Năm 2013, tỉnh Phú Thọ, Khu di tích quyết tâm tổ chức một lễ hội “sạch,” không chèo kéo, chèn ép du khách. Ban tổ chức kiên quyết dẹp bỏ nạn cờ bạc, bói toán mê tín dị doan, không chỉ dịch vụ trông xe mà các hàng quán tại Khu di tích cũng phải niêm yết giá rõ ràng, phù hợp. Nếu du khách phát hiện hộ kinh doanh cố tình chèo kéo, chèn ép khách, có thể báo Ban tổ chức hoặc các nhân viên bảo vệ Khu di tích để kịp thời xử lý.
Tự hào dòng giống Tiên Rồng
Ông Nguyễn Văn Phi, ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ cứ đầu tháng Ba âm lịch, ông phải về thắp hương các Vua Hùng. Có như vậy gia đình mới thấy thoải mái, thanh thản trong lòng.
"Đi rất nhiều lễ hội nhưng về với Đền Hùng tôi mới thấy thanh thản, thoải mái. Mọi loại hình dịch vụ trong Khu di tích đều rất quy củ, trật tự, không có hiện tượng chèo kéo khách, ép giá. Văn hóa tín ngưỡng tâm linh thể hiện rõ nét qua từng cử chỉ, hành động, lời nói của người dân đất Tổ và rất đỗi tự hào vì mình cùng là dòng máu Lạc Hồng," ông Nguyễn Văn Phi nói.
Bà Hà Thị Giang đến từ tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: "Bao nhiêu năm mong ước, hôm nay tôi mới có dịp về đất Tổ chiêm bái các vua Hùng, các bậc tổ tiên có công khai sơn phá thạch và bản thân tôi rất tự hào về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc mình. Nhìn Đền Hùng rộng, khang trang, bề thế, lễ hội ngày càng được tổ chức quy mô với một không gian rộng lớn, tôi rất phấn khởi và tự hào mình là dòng giống Tiên Rồng."
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm là dịp để khẳng định truyền thống "Uống nước nhớ nguồn," thắt chặt tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Trống hội rộn ràng. Cờ thần tung bay trong gió. Hương trầm bảng lảng linh thiêng. Câu Xoan lay động lòng người. Đền Hùng hội mở thúc giục muôn triệu con tim Lạc Việt tìm về./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)