Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động, "lung linh sắc màu" tại Bắc Kạn

Lễ hội đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu vào đêm 8/4, là dấu ấn đặc biệt chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước.

Các đoàn trình diễn đến từ các huyện thành phố. (Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN)
Các đoàn trình diễn đến từ các huyện thành phố. (Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN)

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4.

Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900-11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình cho biết: Lễ hội đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” là dấu ấn đặc biệt chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước.

Chương trình tạo nên bức tranh tổng thể, có chiều sâu về một vùng quê giàu bản sắc văn hóa dân tộc, với những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp về lao động sản xuất với phong cảnh thiên nhiên độc đáo, bề dày văn hoá thấm đẫm, đặc trưng.

Đây cũng là tình cảm của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tỏ lòng biết ơn sâu sắc và niềm tin son sắt với Đảng, Bác Hồ, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và chính quyền, nhân lên niềm tự hào dân tộc. Từ đó, nhân dân có khát vọng vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần.

Chị Sằm Thị Phương (phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn) cho biết đến với lễ hội Carnaval, chị thực sự choáng ngợp bởi những đặc sắc văn hóa được tái hiện trên sân khấu do chính các nghệ nhân, diễn viên của tám huyện, thành phố trong tỉnh trình diễn.

Chị là người dân tộc Dao, thông qua lễ hội này chị có thêm hiểu biết về cộng đồng dân tộc Dao ở các vùng khác như Bạch Thông, Chợ Đồn. Chị mong Bắc Kạn sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình đặc sắc và ý nghĩa như lễ hội Carnaval đường phố lần này.

Còn anh Trương Quế Khiêm, đến từ xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nhận định, văn hóa các dân tộc rất đa sắc, người dân đến đây thực sự vui khi được trải nghiệm nhiều nét văn hóa trong lễ hội. Anh mong muốn tỉnh sẽ quảng bá sâu rộng hình ảnh vùng đất, người Bắc Kạn đến được với nhiều hơn nữa du khách trong nước và nước ngoài.

Nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, Bắc Kạn là nơi sinh sống của bảy dân tộc anh em.

Tỉnh thành lập ngày 11/4/1900 theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương. Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 6/11/1996, Quốc hội phê chuẩn việc chia tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 1/1/1997, Bắc Kạn tổ chức lễ tái thành lập tỉnh tại thị xã Bắc Kạn. Trong 125 năm xây dựng và phát triển, các dân tộc ở tỉnh luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống tốt đẹp cùng với Đảng bộ, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra.

Tỉnh Bắc Kạn sở hữu một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đó là "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái Việt Nam;" 20 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiêu biểu là hát lượn cọi, lượn slương, hát then-đàn tính, múa bát của người Tày, hát sli của người Nùng, hát Pá dung của người Dao; nghệ thuật thêu hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao đỏ, nghi lễ cấp sắc của người Dao tiền…

Những nét văn hóa đó đã tạo nên bức tranh mang đậm giá trị nhân văn, phản ánh sinh động vẻ đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc trong sinh hoạt, lao động, sản xuất, để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đến khám phá và trải nghiệm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Khai mạc Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025

Ngày 3/4, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2025 chính thức khai mạc. Đây không chỉ là sự kiện du lịch có quy mô lớn mà còn là điểm hẹn hằng năm của du khách, người yêu du lịch trong và ngoài nước.

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Tham dự Lễ hội Cầu mưa ở Hưng Yên

Ngày 3/4 (tức 6/3 Âm lịch), tại chùa Thái Lạc, Ủy ban Nhân dân xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tổ chức khai mạc Lễ hội cầu mưa năm 2025.