Từ ngày 9-11/11, tại thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang tổ chức ngày hội Văn hóa-Thể thao-Du lịch đồng bào dân tộc Khmer, nhân Lễ cúng Trăng (Ok-om-bok) của dân tộc Khmer Nam bộ.
Tại ngày hội, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra gồm liên hoan văn nghệ Khmer, thi làm giàn thủy lục đẹp của các chùa Khmer, hội chợ thương mại, đua ghe ngo nam và nữ, bóng đá dân tộc Khmer 7 người, bóng chuyền và lễ cúng trăng theo nghi thức truyền thống, phong tục của đồng bào dân tộc Khmer vào đêm Rằm tháng Mười âm lịch.
Bên bờ sông Cái Lớn, sáu chùa Khmer trong tỉnh thi làm giàn thủy lục đẹp, mô phỏng lại nét kiến trúc, hoa văn độc đáo, đặc sắc của chùa Khmer Nam bộ.
Cũng trên sông Cái Lớn, 16 đội đua ghe ngo nam, 10 đội đua ghe ngo nữ, 23 đội đua thuyền rồng nam và 6 đội đua thuyền rồng nữ trong và ngoài tỉnh, với hàng trăm vận động viên tham gia tranh tài.
Tiếp đến, hơn 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng về nông thôn với khuyến cáo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và văn hóa ẩm thực giới thiệu những món ăn đặc sản các vùng miền, nhất là các món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
Lễ cúng Trăng - Ngày hội văn hóa, Thể thao và du lịch của dân tộc Khmer vừa duy trì lễ hội truyền thống, vừa giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Được biết, Lễ cúng Trăng (Ok-om-bok) là lễ lớn thứ ba trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ, diễn ra vào trung tuần tháng Mười âm lịch. Khi trăng lên đến đỉnh, Mặt Trăng tỏa sáng cũng là lúc lễ cúng trăng được tiến hành. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc./.
Tại ngày hội, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra gồm liên hoan văn nghệ Khmer, thi làm giàn thủy lục đẹp của các chùa Khmer, hội chợ thương mại, đua ghe ngo nam và nữ, bóng đá dân tộc Khmer 7 người, bóng chuyền và lễ cúng trăng theo nghi thức truyền thống, phong tục của đồng bào dân tộc Khmer vào đêm Rằm tháng Mười âm lịch.
Bên bờ sông Cái Lớn, sáu chùa Khmer trong tỉnh thi làm giàn thủy lục đẹp, mô phỏng lại nét kiến trúc, hoa văn độc đáo, đặc sắc của chùa Khmer Nam bộ.
Cũng trên sông Cái Lớn, 16 đội đua ghe ngo nam, 10 đội đua ghe ngo nữ, 23 đội đua thuyền rồng nam và 6 đội đua thuyền rồng nữ trong và ngoài tỉnh, với hàng trăm vận động viên tham gia tranh tài.
Tiếp đến, hơn 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng về nông thôn với khuyến cáo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và văn hóa ẩm thực giới thiệu những món ăn đặc sản các vùng miền, nhất là các món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
Lễ cúng Trăng - Ngày hội văn hóa, Thể thao và du lịch của dân tộc Khmer vừa duy trì lễ hội truyền thống, vừa giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Được biết, Lễ cúng Trăng (Ok-om-bok) là lễ lớn thứ ba trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ, diễn ra vào trung tuần tháng Mười âm lịch. Khi trăng lên đến đỉnh, Mặt Trăng tỏa sáng cũng là lúc lễ cúng trăng được tiến hành. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)