Tự chơi đàn và hát nhạc của mình, cô ca sĩ từng giành giải Nhạc sĩ trẻ triển vọng và là tác giả Bài hát của năm trong cuộc thi Bài hát Việt 2008, Lê Cát Trọng Lý đã lọt vào “mắt xanh” của nghệ sĩ tài danh người Pháp Francis Cabrel.
Hai đêm diễn cùng Francis Cabrel ở Nhà hát Lớn là cơ hội tốt cho Lý đến với công chúng Thủ đô. Cô vui và hạnh phúc nhưng cũng thú nhận đã rất... sợ khi độc diễn mở màn bằng ba sáng tác “Chênh vênh”, “Độc đạo” và “Trời ơi” của mình. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với Lê Cát Trọng Lý.
Francis Cabrel là người giản dị và tử tế
Cảm xúc của Lý khi được song ca cùng ca sĩ tài danh Francis Cabrel trong hai đêm nhạc ở Nhà hát Lớn thế nào?
Lê Cát Trọng Lý: Cảm xúc của em chỉ có sợ à. Hát ở sân khấu lớn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và phải rất nghiêm túc. Em sợ mình làm sai, sợ hát dở, sợ đủ thứ sợ luôn. Đây cũng là lần đầu tiên em được cùng biểu diễn với một nghệ sĩ lớn người nước ngoài. Nỗi sợ đó khác với nỗi sợ khi em tham gia các cuộc thi nghệ thuật, nhưng diễn xong thì khỏe.
Lý có thấy phong cách của mình giống Francis Cabrel không, cũng viết những ca khúc với ca từ kiểu tự sự, sâu lắng…, chơi guitar và hát nhạc của mình?
Lê Cát Trọng Lý: Francis Cabrel thần tượng Bob Dylan và em cũng vậy... Em nghĩ hai người chịu ảnh hưởng ở cùng một nơi thì phong cách sẽ có phần nào đó giống nhau.
Có cơ hội hợp tác với Francis Cabrel (dù trong một thời gian rất ngắn) Lý đã học được điều gì từ nghệ sĩ tài danh người Pháp này?
Lê Cát Trọng Lý: Xem Francis Cabrel biểu diễn em học được nhiều thứ. Ông ta là người rất giản dị và tử tế. Trước giờ diễn em thấy ông dễ thương lắm, mặc áo thun ôm cây đàn cứ hát u u a a gì đó dọc hành lang hoài. Rồi ông đi ngang qua phòng em chào hỏi và đứng hát “Blow in the wind” với em (ca khúc mà hai người song ca trong hai đêm diễn).
Chị thấy trang phục của ông ấy rồi đó, rất giản dị. Nghệ sĩ lớn khi lên sân khấu có thể mỗi người sẽ chọn cho mình một phong cách, nhưng ít ai đủ dũng cảm để mặc một bộ đồ giản dị như thế.
Khi tập nhạc có vài phút nói chuyện với Francis Cabrel, em có nói là tôi không biết viết nhạc nhiều và giỏi đâu, tôi sẽ làm hòa âm trước rồi sẽ hát lên. Ông ta gọi đó là “play with my soul” và âm nhạc của ông cũng vậy. Francis Cabrel nói với em, ta không biết đánh đàn giống như cô, không có đánh theo được, khó quá. Nói vậy đủ thấy ông ấy giản dị.
Vậy còn sự tử tế của Francis Cabrel mà em vừa nói đến?
Lê Cát Trọng Lý: Đó là âm nhạc của ông ấy tử tế. Một người bạn nói với em rằng, một tâm hồn lớn chưa chắc đã là một nghệ sĩ lớn, nhưng đã là nghệ sĩ lớn thực sự, chiếm được cảm tình của nhiều người là một tâm hồn lớn. Và ở khoảng thời gian này em thấy ông ta là một người tử tế.
Francis Cabrel rất thương cô con gái nuôi 5 tuổi người Việt, em bé là người dân tộc Dao. Em được thấy điều đó, khi diễn xong là ông quay ra ôm cô bé…
Em thích sự tử tế, nhưng nhiều khi nhiều người đối xử xấu với mình cũng là cái tốt. Điều xấu đến sẽ giúp cho mình khôn hơn.
Thế nếu bạn trai mà không tử tế thì sao?
Lê Cát Trọng Lý: Thì chia tay. Thôi mình cho họ đi tìm người khác.
Em mới đang ở mức triển vọng…
Ca khúc “Độc đạo” em diễn trong hai đêm nhạc từ thiện của nghệ sĩ Francis Cabrel có hòa âm khá lạ, nghe hơi “nặng” tai…
Lê Cát Trọng Lý: Em viết “Độc đạo” năm 20 tuổi. Bài đó em viết hòa âm xong (tức là cách chơi guitar) rồi mới “bỏ” lời vào. Nhạc sẽ đi theo ngôn ngữ, vì ngôn ngữ của mình đặc thù ở thanh điệu. Nhiều người cũng làm nhạc trước rồi chọn ngôn ngữ để viết lời cho nó đúng cái chỗ đó.
Nhưng ai lại làm kiểu “ngược” như vậy?
Lê Cát Trọng Lý: Vì em không có biết nhạc nhiều, chưa giỏi nhạc nên làm theo kiểu mình có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu.
Mà tại sao em lại sáng tác nhạc nhỉ?
Lê Cát Trọng Lý: Ban đầu em viết nhạc không phải vì em muốn đâu, mà vì trong một lần đi biểu diễn ở Sài Gòn thấy có cô ca sĩ vừa đàn vừa hát những bài do cô ta viết, có thể không xuất sắc lắm, nhưng với em ấn tượng đầu tiên là ồ hay quá, sao lại dễ thương như vậy, tại sao mình không thử.
Cũng thời điểm đó em bắt đầu học nhạc để chuẩn bị thi vào Nhạc viện, thế là về em “làm” thử. Làm thử được người ta thích nên em cứ làm tiếp. Cái mọi người thích đó là sự động viên cho em hát tốt hơn, làm nhạc tốt hơn.
19 tuổi mới bắt đầu học nhạc lý có vẻ như hơi muộn, em có nghĩ với một số giải thưởng âm nhạc đạt được như vậy em là người may mắn không?
Lê Cát Trọng Lý: Em may mắn chứ chị. Vì cũng có rất nhiều người biết hát, biết đàn, biết sáng tác, xinh đẹp… hơn mình, nhưng để thành công cần kết hợp rất nhiều yếu tố như con người, môi trường và nhất là thời điểm thích hợp. Cái thời điểm đó cũng chính là những cơ may và nó phải đi kèm với điều kiện là mình phải tự rèn luyện nhiều lắm thì mới “lọt” được vào cái cơ may đó.
Gặp nhiều may mắn liệu có làm nên thành công của Lê Cát Trọng Lý?
Lê Cát Trọng Lý: Dạ, chưa đâu chị. Em nghĩ thành công, thành quả của một người phải được chứng minh bằng sự cống hiến hay lao động trong một khoảng thời gian dài. Em mới đang ở mức triển vọng à.
Lý sẽ phát triển âm nhạc của mình thế nào để không lạc khỏi “dòng chảy” của thị trường âm nhạc trọng “xem – nhìn” như hiện nay ở Việt Nam?
Lê Cát Trọng Lý: Ông Francis Cabrel cách đây 30 năm cũng chọn đi con đường như em bây giờ và ông đã rất thành công. Ngày nay, cũng nhiều người có nhu cầu được thưởng thức âm nhạc thực sự, nhu cầu được “xem” người nghệ sĩ biểu diễn đẹp, chứ không chỉ đơn thuần là nghe, nhìn.
Em chọn phát triển theo hướng là biểu diễn đẹp, tất nhiên đó không phải là kiểu "đẹp" thị giác.
Cảm ơn Lý./.
Hai đêm diễn cùng Francis Cabrel ở Nhà hát Lớn là cơ hội tốt cho Lý đến với công chúng Thủ đô. Cô vui và hạnh phúc nhưng cũng thú nhận đã rất... sợ khi độc diễn mở màn bằng ba sáng tác “Chênh vênh”, “Độc đạo” và “Trời ơi” của mình. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với Lê Cát Trọng Lý.
Francis Cabrel là người giản dị và tử tế
Cảm xúc của Lý khi được song ca cùng ca sĩ tài danh Francis Cabrel trong hai đêm nhạc ở Nhà hát Lớn thế nào?
Lê Cát Trọng Lý: Cảm xúc của em chỉ có sợ à. Hát ở sân khấu lớn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và phải rất nghiêm túc. Em sợ mình làm sai, sợ hát dở, sợ đủ thứ sợ luôn. Đây cũng là lần đầu tiên em được cùng biểu diễn với một nghệ sĩ lớn người nước ngoài. Nỗi sợ đó khác với nỗi sợ khi em tham gia các cuộc thi nghệ thuật, nhưng diễn xong thì khỏe.
Lý có thấy phong cách của mình giống Francis Cabrel không, cũng viết những ca khúc với ca từ kiểu tự sự, sâu lắng…, chơi guitar và hát nhạc của mình?
Lê Cát Trọng Lý: Francis Cabrel thần tượng Bob Dylan và em cũng vậy... Em nghĩ hai người chịu ảnh hưởng ở cùng một nơi thì phong cách sẽ có phần nào đó giống nhau.
Có cơ hội hợp tác với Francis Cabrel (dù trong một thời gian rất ngắn) Lý đã học được điều gì từ nghệ sĩ tài danh người Pháp này?
Lê Cát Trọng Lý: Xem Francis Cabrel biểu diễn em học được nhiều thứ. Ông ta là người rất giản dị và tử tế. Trước giờ diễn em thấy ông dễ thương lắm, mặc áo thun ôm cây đàn cứ hát u u a a gì đó dọc hành lang hoài. Rồi ông đi ngang qua phòng em chào hỏi và đứng hát “Blow in the wind” với em (ca khúc mà hai người song ca trong hai đêm diễn).
Chị thấy trang phục của ông ấy rồi đó, rất giản dị. Nghệ sĩ lớn khi lên sân khấu có thể mỗi người sẽ chọn cho mình một phong cách, nhưng ít ai đủ dũng cảm để mặc một bộ đồ giản dị như thế.
Khi tập nhạc có vài phút nói chuyện với Francis Cabrel, em có nói là tôi không biết viết nhạc nhiều và giỏi đâu, tôi sẽ làm hòa âm trước rồi sẽ hát lên. Ông ta gọi đó là “play with my soul” và âm nhạc của ông cũng vậy. Francis Cabrel nói với em, ta không biết đánh đàn giống như cô, không có đánh theo được, khó quá. Nói vậy đủ thấy ông ấy giản dị.
Vậy còn sự tử tế của Francis Cabrel mà em vừa nói đến?
Lê Cát Trọng Lý: Đó là âm nhạc của ông ấy tử tế. Một người bạn nói với em rằng, một tâm hồn lớn chưa chắc đã là một nghệ sĩ lớn, nhưng đã là nghệ sĩ lớn thực sự, chiếm được cảm tình của nhiều người là một tâm hồn lớn. Và ở khoảng thời gian này em thấy ông ta là một người tử tế.
Francis Cabrel rất thương cô con gái nuôi 5 tuổi người Việt, em bé là người dân tộc Dao. Em được thấy điều đó, khi diễn xong là ông quay ra ôm cô bé…
Em thích sự tử tế, nhưng nhiều khi nhiều người đối xử xấu với mình cũng là cái tốt. Điều xấu đến sẽ giúp cho mình khôn hơn.
Thế nếu bạn trai mà không tử tế thì sao?
Lê Cát Trọng Lý: Thì chia tay. Thôi mình cho họ đi tìm người khác.
Em mới đang ở mức triển vọng…
Ca khúc “Độc đạo” em diễn trong hai đêm nhạc từ thiện của nghệ sĩ Francis Cabrel có hòa âm khá lạ, nghe hơi “nặng” tai…
Lê Cát Trọng Lý: Em viết “Độc đạo” năm 20 tuổi. Bài đó em viết hòa âm xong (tức là cách chơi guitar) rồi mới “bỏ” lời vào. Nhạc sẽ đi theo ngôn ngữ, vì ngôn ngữ của mình đặc thù ở thanh điệu. Nhiều người cũng làm nhạc trước rồi chọn ngôn ngữ để viết lời cho nó đúng cái chỗ đó.
Nhưng ai lại làm kiểu “ngược” như vậy?
Lê Cát Trọng Lý: Vì em không có biết nhạc nhiều, chưa giỏi nhạc nên làm theo kiểu mình có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu.
Mà tại sao em lại sáng tác nhạc nhỉ?
Lê Cát Trọng Lý: Ban đầu em viết nhạc không phải vì em muốn đâu, mà vì trong một lần đi biểu diễn ở Sài Gòn thấy có cô ca sĩ vừa đàn vừa hát những bài do cô ta viết, có thể không xuất sắc lắm, nhưng với em ấn tượng đầu tiên là ồ hay quá, sao lại dễ thương như vậy, tại sao mình không thử.
Cũng thời điểm đó em bắt đầu học nhạc để chuẩn bị thi vào Nhạc viện, thế là về em “làm” thử. Làm thử được người ta thích nên em cứ làm tiếp. Cái mọi người thích đó là sự động viên cho em hát tốt hơn, làm nhạc tốt hơn.
19 tuổi mới bắt đầu học nhạc lý có vẻ như hơi muộn, em có nghĩ với một số giải thưởng âm nhạc đạt được như vậy em là người may mắn không?
Lê Cát Trọng Lý: Em may mắn chứ chị. Vì cũng có rất nhiều người biết hát, biết đàn, biết sáng tác, xinh đẹp… hơn mình, nhưng để thành công cần kết hợp rất nhiều yếu tố như con người, môi trường và nhất là thời điểm thích hợp. Cái thời điểm đó cũng chính là những cơ may và nó phải đi kèm với điều kiện là mình phải tự rèn luyện nhiều lắm thì mới “lọt” được vào cái cơ may đó.
Gặp nhiều may mắn liệu có làm nên thành công của Lê Cát Trọng Lý?
Lê Cát Trọng Lý: Dạ, chưa đâu chị. Em nghĩ thành công, thành quả của một người phải được chứng minh bằng sự cống hiến hay lao động trong một khoảng thời gian dài. Em mới đang ở mức triển vọng à.
Lý sẽ phát triển âm nhạc của mình thế nào để không lạc khỏi “dòng chảy” của thị trường âm nhạc trọng “xem – nhìn” như hiện nay ở Việt Nam?
Lê Cát Trọng Lý: Ông Francis Cabrel cách đây 30 năm cũng chọn đi con đường như em bây giờ và ông đã rất thành công. Ngày nay, cũng nhiều người có nhu cầu được thưởng thức âm nhạc thực sự, nhu cầu được “xem” người nghệ sĩ biểu diễn đẹp, chứ không chỉ đơn thuần là nghe, nhìn.
Em chọn phát triển theo hướng là biểu diễn đẹp, tất nhiên đó không phải là kiểu "đẹp" thị giác.
Cảm ơn Lý./.
Mai Anh (Vietnam+)