Theo hãng tin Reuters, Liên bang Nga ngày 1/9 đã công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của phe nổi dậy là chính quyền hợp pháp ở Libya.
Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm cuộc họp của đại diện từ hơn 60 quốc gia tổ chức tại Paris (Pháp) để bàn về công cuộc tái thiết tại Libya, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu như Tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron.
Động thái trên tiến tới sự gia tăng ảnh hưởng của Mátxcơva trong công cuộc tái thiết thời hậu chiến cũng như bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình ở quốc gia Bắc Phi sản xuất dầu mỏ này.
Các công ty dầu mỏ lớn của Nga như Gazprom, Gazprom Neft và Tatneft đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các hoạt động khai thác dầu ở Libya.
Ngoài ra, Bộ Đường sắt Nga cũng đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Sirte tới Benghazi, với hợp đồng trị giá 2,2 tỷ euro ký kết với chính phủ Gaddafi.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn viết: "Liên bang Nga công nhận NTC là chính quyền hiện nay của Libya và lưu ý tới chương trình cải cách đã được họ tuyên bố, trong đó kêu gọi soạn thảo hiến pháp mới, tổ chức tổng tuyển cử và thành lập chính phủ".
Nga vốn có quan hệ ngoại giao với chính quyền Libya từ tháng 9/1955, nhưng đã cắt đứt quan hệ trong thời gian vừa qua sau những diễn biến căng thẳng tại đất nước Bắc Phi này./.
Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm cuộc họp của đại diện từ hơn 60 quốc gia tổ chức tại Paris (Pháp) để bàn về công cuộc tái thiết tại Libya, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu như Tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron.
Động thái trên tiến tới sự gia tăng ảnh hưởng của Mátxcơva trong công cuộc tái thiết thời hậu chiến cũng như bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình ở quốc gia Bắc Phi sản xuất dầu mỏ này.
Các công ty dầu mỏ lớn của Nga như Gazprom, Gazprom Neft và Tatneft đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các hoạt động khai thác dầu ở Libya.
Ngoài ra, Bộ Đường sắt Nga cũng đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Sirte tới Benghazi, với hợp đồng trị giá 2,2 tỷ euro ký kết với chính phủ Gaddafi.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga có đoạn viết: "Liên bang Nga công nhận NTC là chính quyền hiện nay của Libya và lưu ý tới chương trình cải cách đã được họ tuyên bố, trong đó kêu gọi soạn thảo hiến pháp mới, tổ chức tổng tuyển cử và thành lập chính phủ".
Nga vốn có quan hệ ngoại giao với chính quyền Libya từ tháng 9/1955, nhưng đã cắt đứt quan hệ trong thời gian vừa qua sau những diễn biến căng thẳng tại đất nước Bắc Phi này./.
(Vietnam+)