Chị Lê Thu Hằng (đường Láng, Hà Nội) đếm đi đếm lại tập tiền dành dụm hàng mấy tháng nay. “Phải xoay được gấp hai chỗ này nữa mới hòm hòm”, chị nhẩm tính số tiền mừng tuổi trong Tết này.
"Vét" tiền mừng tuổi
Cùng nỗi lo lắng như chị Hằng, chị Nguyễn Thị Yến (quê Thanh Hóa), đang làm việc cho một công ty thương mại tại Hà Nội mặc dù Chủ nhật được nghỉ, nhưng chị vẫn tất tưởi đến nhà bạn hẹn vay tiền. Nghĩ đến món tiền mừng tuổi, chị ái ngại: “Giờ mà mừng năm, mười nghìn, trẻ con nó không thèm nhận."
Đôi mắt không dấu được vẻ âu lo, chị tâm sự, người quê chị quan niệm, nhà ai có con cháu làm việc ở Hà Nội là “oai” lắm. Để xứng với cái oai ấy những người này mừng tuổi phải nhiều hơn người làm ở quê, nếu không sẽ bị coi là “ki”. Chỉ riêng con cháu hai bên nội ngoại của vợ chồng cũng ngót ngét trăm người, trong khi đó một tháng lương của chị chưa được hai triệu đồng.
Ở một trường hợp khác, vợ chồng chị Lê Thu Hòa (quê Nam Định), cùng làm nhân viên bán hàng cho siêu thị tại Hà Nội. Thu nhập của họ thường chỉ đủ để chi trả nhà trọ và sinh hoạt. Vừa qua, anh chị dồn tất cả vốn liếng vào đám cưới của mình, chưa hết mệt mỏi đã… đến Tết.
“Dâu mới bao giờ cũng bị họ hàng 'dòm' xem có 'thảo' không nên Tết này vợ chồng mình phải vắt chân lên cổ lo các khoản tiền, nhất là tiền mừng tuổi. Bao nhiêu lương và thưởng “vét” hết vào Tết, ra giêng lại phải ứng lương để 'trụ' tháng đó thôi, ” chị Hòa lo lắng.
Không chỉ chị Yến, vợ chồng chị Hòa mà còn nhiều người cùng cảnh ngộ với họ. Tiếng là làm việc trên Hà Nội nhưng đồng lương được nhận còm cõi, lại đối diện với cảnh thuê nhà, nhiều khi không đủ sống nói gì đến dư dật, tích cóp. Tuy vậy, theo lệ thường đến hẹn lại lên, mỗi dịp Tết đến xuân về họ lại “toát mồ hôi” lo sắm tết.
... và biến tướng tiền "chúc phúc"
Tiền mừng tuổi được xem là một nét đẹp truyền thống trong mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Việc tặng tiền mừng tuổi cho người thân có ý nghĩa chúc phúc chân thành đến họ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người đã “sử dụng” nó như một thứ phương tiện để cầu lợi cho mình.
Là một trong hai phó phòng kinh doanh của một công ty cổ phần thương mại ở Hà Nội, anh Phạm Hồng Q. đã bàn với vợ dành riêng một khoản tiền kha khá để “lo” mừng tuổi cho con của các sếp. Trưởng phòng của anh vừa được công ty quyết định cử đi học ở nước ngoài hai năm (sau Tết Nguyên Đán này). Do vậy, anh hi vọng mình có thể được công ty bổ nhiệm thay thế vị trí đó.
Nhẩm đi tính lại, có cả thảy bốn, năm sếp được anh đưa vào danh sách “chăm sóc”. Mỗi sếp lại có đến hai con nhỏ, tương ứng anh sẽ chuẩn bị tám chiếc phong bao lì xì, trị giá bên trong mỗi phong bao phải là tiền triệu. Chỉ riêng việc mừng tuổi cho con sếp sẽ mang đi hơn hai tháng lương của anh. Tuy vậy, anh Q. vẫn cho rằng đó chỉ là sự “đầu tư” quá nhỏ.
Không giống như anh Q. còn đang mơ hồ về việc thăng tiến của mình, anh Hoàng T. (Cầu Giấy, Hà Nội) mới được tiến chức. Anh chứng tỏ sự “chu đáo” tới những người đã giúp mình bằng cách đút hàng trăm USD vào mỗi phong bao lì xì, chờ Tết đến là mừng tuổi cho con họ.
Những chuyện như vậy không chỉ thu hẹp ở một số người muốn thăng quan tiến chức mà còn tạo thành phong trào tại nhiều cơ quan. Với tâm lý phải “nhìn” nhau để sống, nhiều nhân viên đã “xách” phong bao lì xì “đi tìm” con sếp.
Chị Bùi Thu C. (Xã Đàn, Hà Nội) tâm sự: “Trong phòng có mấy người, ai cũng đến nhà chúc Tết và lì xì cho con sếp, mình mà không làm theo cũng 'lạc lõng' rồi lại mang tiếng 'tách biệt'. Thôi thì mọi người làm thế nào, mình theo vậy. Năm cũng chỉ có một lần."
Đúng là Tết thì năm chỉ có một lần, tuy vậy, nhiều người đã không biết rằng, việc “chạy” theo cách đó đôi khi lại làm khổ cả… người được tặng.
Chị H., vợ tổng giám đốc của một công ty nhà nước cho biết, năm nào nhân viên cũng đến nhà chị rất đông để chúc Tết. Các con chị đi du học hết nên họ không phải mừng tuổi nhưng lại kèm theo phong bì trong những giỏ quà. Cảm thấy phiền toái, gia đình chị luôn phải khéo léo để trả lại phong bì cho họ.
Không dấu được nỗi phiền muộn, chị tâm sự: “Có những món quà mình chẳng nhớ nổi của ai. Không hiểu với mức thu nhập của một nhân viên như hiện nay, việc trang trải cho gia đình đã khó, vậy mà họ cứ phải đi biếu xén, mừng tuổi nhiều nơi như vậy thì lấy đâu ra?"./.
"Vét" tiền mừng tuổi
Cùng nỗi lo lắng như chị Hằng, chị Nguyễn Thị Yến (quê Thanh Hóa), đang làm việc cho một công ty thương mại tại Hà Nội mặc dù Chủ nhật được nghỉ, nhưng chị vẫn tất tưởi đến nhà bạn hẹn vay tiền. Nghĩ đến món tiền mừng tuổi, chị ái ngại: “Giờ mà mừng năm, mười nghìn, trẻ con nó không thèm nhận."
Đôi mắt không dấu được vẻ âu lo, chị tâm sự, người quê chị quan niệm, nhà ai có con cháu làm việc ở Hà Nội là “oai” lắm. Để xứng với cái oai ấy những người này mừng tuổi phải nhiều hơn người làm ở quê, nếu không sẽ bị coi là “ki”. Chỉ riêng con cháu hai bên nội ngoại của vợ chồng cũng ngót ngét trăm người, trong khi đó một tháng lương của chị chưa được hai triệu đồng.
Ở một trường hợp khác, vợ chồng chị Lê Thu Hòa (quê Nam Định), cùng làm nhân viên bán hàng cho siêu thị tại Hà Nội. Thu nhập của họ thường chỉ đủ để chi trả nhà trọ và sinh hoạt. Vừa qua, anh chị dồn tất cả vốn liếng vào đám cưới của mình, chưa hết mệt mỏi đã… đến Tết.
“Dâu mới bao giờ cũng bị họ hàng 'dòm' xem có 'thảo' không nên Tết này vợ chồng mình phải vắt chân lên cổ lo các khoản tiền, nhất là tiền mừng tuổi. Bao nhiêu lương và thưởng “vét” hết vào Tết, ra giêng lại phải ứng lương để 'trụ' tháng đó thôi, ” chị Hòa lo lắng.
Không chỉ chị Yến, vợ chồng chị Hòa mà còn nhiều người cùng cảnh ngộ với họ. Tiếng là làm việc trên Hà Nội nhưng đồng lương được nhận còm cõi, lại đối diện với cảnh thuê nhà, nhiều khi không đủ sống nói gì đến dư dật, tích cóp. Tuy vậy, theo lệ thường đến hẹn lại lên, mỗi dịp Tết đến xuân về họ lại “toát mồ hôi” lo sắm tết.
... và biến tướng tiền "chúc phúc"
Tiền mừng tuổi được xem là một nét đẹp truyền thống trong mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Việc tặng tiền mừng tuổi cho người thân có ý nghĩa chúc phúc chân thành đến họ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người đã “sử dụng” nó như một thứ phương tiện để cầu lợi cho mình.
Là một trong hai phó phòng kinh doanh của một công ty cổ phần thương mại ở Hà Nội, anh Phạm Hồng Q. đã bàn với vợ dành riêng một khoản tiền kha khá để “lo” mừng tuổi cho con của các sếp. Trưởng phòng của anh vừa được công ty quyết định cử đi học ở nước ngoài hai năm (sau Tết Nguyên Đán này). Do vậy, anh hi vọng mình có thể được công ty bổ nhiệm thay thế vị trí đó.
Nhẩm đi tính lại, có cả thảy bốn, năm sếp được anh đưa vào danh sách “chăm sóc”. Mỗi sếp lại có đến hai con nhỏ, tương ứng anh sẽ chuẩn bị tám chiếc phong bao lì xì, trị giá bên trong mỗi phong bao phải là tiền triệu. Chỉ riêng việc mừng tuổi cho con sếp sẽ mang đi hơn hai tháng lương của anh. Tuy vậy, anh Q. vẫn cho rằng đó chỉ là sự “đầu tư” quá nhỏ.
Không giống như anh Q. còn đang mơ hồ về việc thăng tiến của mình, anh Hoàng T. (Cầu Giấy, Hà Nội) mới được tiến chức. Anh chứng tỏ sự “chu đáo” tới những người đã giúp mình bằng cách đút hàng trăm USD vào mỗi phong bao lì xì, chờ Tết đến là mừng tuổi cho con họ.
Những chuyện như vậy không chỉ thu hẹp ở một số người muốn thăng quan tiến chức mà còn tạo thành phong trào tại nhiều cơ quan. Với tâm lý phải “nhìn” nhau để sống, nhiều nhân viên đã “xách” phong bao lì xì “đi tìm” con sếp.
Chị Bùi Thu C. (Xã Đàn, Hà Nội) tâm sự: “Trong phòng có mấy người, ai cũng đến nhà chúc Tết và lì xì cho con sếp, mình mà không làm theo cũng 'lạc lõng' rồi lại mang tiếng 'tách biệt'. Thôi thì mọi người làm thế nào, mình theo vậy. Năm cũng chỉ có một lần."
Đúng là Tết thì năm chỉ có một lần, tuy vậy, nhiều người đã không biết rằng, việc “chạy” theo cách đó đôi khi lại làm khổ cả… người được tặng.
Chị H., vợ tổng giám đốc của một công ty nhà nước cho biết, năm nào nhân viên cũng đến nhà chị rất đông để chúc Tết. Các con chị đi du học hết nên họ không phải mừng tuổi nhưng lại kèm theo phong bì trong những giỏ quà. Cảm thấy phiền toái, gia đình chị luôn phải khéo léo để trả lại phong bì cho họ.
Không dấu được nỗi phiền muộn, chị tâm sự: “Có những món quà mình chẳng nhớ nổi của ai. Không hiểu với mức thu nhập của một nhân viên như hiện nay, việc trang trải cho gia đình đã khó, vậy mà họ cứ phải đi biếu xén, mừng tuổi nhiều nơi như vậy thì lấy đâu ra?"./.
Thúy Mơ (Vietnam+)