Theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong câu lạc bộ tỷ USD như: gạo, cà phê, thủy sản… đã tới ngưỡng nên việc nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng sẽ làm đòn bảy nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2011.
Xuất khẩu ấn định 71,63 tỷ USD
Tại buổi giao ban xuất khẩu năm 2010 và định hướng năm 2011 do Bộ Công thương tổ chức chiều 30/12, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, kết quả xuất khẩu 2010 là điểm sáng kinh tế của Việt Nam với mức tăng trưởng ước đạt 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với 2009, vượt xa chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.
Giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng mạnh như sắn tăng tới 83,8%, cao su tăng khoảng 81,2%, hạt điều tăng là 21,2%... Tiếp đến là giá dầu thô tăng 33,9% và than đá tăng là 53,2%...
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2010 là năm vàng xuất khẩu gạo của Việt Nam với sản lượng đạt 6,8 triệu tấn. Trong đó, mức tăng giá gạo những tháng cuối năm cũng ghi nhận ở mức ấn tượng từ 470-480 USD/tấn, bỏ xa giá của 6 tháng đầu năm là 300-320 USD/tấn.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, một trong những thành tích đáng kể trong xuất khẩu gạo của Việt Nam là giành thế chủ động trên thị trường quốc tế, đưa giá gạo của Việt Nam lên ngang ngửa với giá gạo của Thái Lan “điều mà trước đây chưa bao giờ làm được.”
Còn cà phê, dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp mặt hàng này mang về 1,763 tỷ USD trong năm 2010.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác cũng cán đích sớm như: dệt may đạt 11,2 tỷ USD; thủy sản đạt 4,8 tỷ USD; cao su đạt 2,38 tỷ USD...
Thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là điều đạt 1,136 tỷ USD; xăng dầu các loại đạt 1,272 tỷ USD; các sản phẩm chất dẻo đạt 1,051 tỷ USD; dây điện cáp điện đạt 1,313 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,507 tỷ USD.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt mức tăng trưởng cao, trên 40% trong năm 2010. Nếu trừ dầu thô thì xuất khẩu của khối này đạt 33,8 tỷ USD.
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là từ 63,4% lên 67,9%. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11%. Nhóm hàng nông sản thủy sản giảm từ 21,5% xuống 21%.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã và đang có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp.
Nhập siêu thấp nhất 4 năm
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, tổng mức nhập siêu cả năm 2010 ước khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm (13,5 tỷ USD) bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vẫn nằm dưới ngưỡng 20% mà Chính phủ đặt ra.
Một số mặt hàng thuộc nhóm hàng cần nhập khẩu có lượng nhập khẩu giảm như clinker giảm 38%, xăng dầu giảm 28,6%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%...
Tuy vậy, nếu xét về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu và nhóm hàng cần hạn chế chỉ tăng lần lượt là 18,5% và 16,1%, thì nhóm hàng cần kiểm soát lại tăng tới 33,1%.
Điều này được lý giải chủ yếu là do sự tăng mạnh của giá vàng trong thời gian qua. Để bình ổn giá vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp phép nhập khẩu vàng miếng 4 lần.
Trong năm 2011, dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 92 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2010, với tình hình như vậy, Thứ trưởng nhận định, mức nhập siêu năm 2011 dự kiến vào khoảng 14,18 tỷ USD, không vượt quá 18% tổng kim ngạch xuất khẩu.
2011: Gia tăng giá trị các mặt hàng chủ lực
Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong năm 2010, nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu như: khoáng sản, dầu thô…đã giảm trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới.
Trong khi đó, dù đạt được mức tăng trưởng ấn tượng về xuất khẩu nhưng về lâu dài không thể lấy số lượng làm thành tích cho xuất khẩu do nhiều mặt hàng đã tới ngưỡng và vấn đề đặt ra là sẽ lấy mặt hàng gì để bù đắp vào mức sụt giảm này.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vasep) chia sẻ: mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 tăng hơn 16,6% so với năm 2009 nhưng do cách đặt mục tiêu xuất khẩu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước thì chắc chắn sẽ bị nhà nhập khẩu ép giá.
Cho nên từ giai đoạn 2011-2015 sẽ phải thay thế lại cơ cấu xuất khẩu đó là xuất khẩu sẽ theo hướng xuất được nhiều tiền hơn nhưng sản lượng sẽ giảm xuống. “Thời kỳ xuất tấn, xuất tỷ đã qua rồi, giờ chỉ chú trọng đến lợi nhuận bao nhiêu mà thôi,”
Băn khoăn này cũng được đại diện Hiệp hội cà phê bày tỏ, từ chỗ không ai mua cà phê trong những tháng đầu năm 2010 thì đến giữa năm lại xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và mua bằng mọi giá, với mọi tiêu chuẩn.
“Tuy nhiên, năm 2011 có thể thị trường sẽ đảo chiều do lượng cung quá nhiều nên cần cảnh giác để nâng cao giá trị cà phê, tránh bị ép giá.”
Chia sẻ những kinh nghiệm trên, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội Gỗ Việt Nam, từ trước đến nay xuất khẩu gỗ chỉ bán theo giá FOB, tức là hàng hóa của chúng ta được đưa lên tàu là hết trách nhiệm nên lợi nhuận cũng vì thế mà đạt rất thấp.
Nhưng từ năm 2011, Hiệp hội sẽ thí điểm bán theo giá CIF để các doanh nghiệp trong nước phải chủ động làm nhiều dịch vụ hơn, qua đó sẽ tăng được lợi nhuận từ việc xuất khẩu này, tiến tới chỉ bán theo giá CIF.
“Chúng ta thà lùi về chiến lược để có những bước đi chiến thuật còn hơn lúc nào cũng chịu thiệt,” ông Quyền kiến nghị.
Về phía Bộ Công thương, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, đối với xuất khẩu, Bộ Công Thương đã đề ra 5 giải pháp trọng điểm trong ngắn hạn. Trong đó, sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành địa phương triển khai các biện pháp về đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.
Đặc biệt là tập trung nâng cao công tác dự báo về sản xuất, thị trường…làm cơ sở cho việc chỉ đạo phát triển sản xuất, xuất khẩu, nghiên cứu đánh giá khó khăn cho từng mặt hàng, từng thị trường để có biện pháp hợp lý, tháo gỡ kho khăn cho từng đối tượng tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Bộ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp tài chính, tiền tệ để giảm lãi suất trong quý I năm 2011 xuống mức hợp lý, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu./.
Xuất khẩu ấn định 71,63 tỷ USD
Tại buổi giao ban xuất khẩu năm 2010 và định hướng năm 2011 do Bộ Công thương tổ chức chiều 30/12, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, kết quả xuất khẩu 2010 là điểm sáng kinh tế của Việt Nam với mức tăng trưởng ước đạt 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với 2009, vượt xa chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.
Giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng mạnh như sắn tăng tới 83,8%, cao su tăng khoảng 81,2%, hạt điều tăng là 21,2%... Tiếp đến là giá dầu thô tăng 33,9% và than đá tăng là 53,2%...
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2010 là năm vàng xuất khẩu gạo của Việt Nam với sản lượng đạt 6,8 triệu tấn. Trong đó, mức tăng giá gạo những tháng cuối năm cũng ghi nhận ở mức ấn tượng từ 470-480 USD/tấn, bỏ xa giá của 6 tháng đầu năm là 300-320 USD/tấn.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, một trong những thành tích đáng kể trong xuất khẩu gạo của Việt Nam là giành thế chủ động trên thị trường quốc tế, đưa giá gạo của Việt Nam lên ngang ngửa với giá gạo của Thái Lan “điều mà trước đây chưa bao giờ làm được.”
Còn cà phê, dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp mặt hàng này mang về 1,763 tỷ USD trong năm 2010.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác cũng cán đích sớm như: dệt may đạt 11,2 tỷ USD; thủy sản đạt 4,8 tỷ USD; cao su đạt 2,38 tỷ USD...
Thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là điều đạt 1,136 tỷ USD; xăng dầu các loại đạt 1,272 tỷ USD; các sản phẩm chất dẻo đạt 1,051 tỷ USD; dây điện cáp điện đạt 1,313 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,507 tỷ USD.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt mức tăng trưởng cao, trên 40% trong năm 2010. Nếu trừ dầu thô thì xuất khẩu của khối này đạt 33,8 tỷ USD.
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là từ 63,4% lên 67,9%. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11%. Nhóm hàng nông sản thủy sản giảm từ 21,5% xuống 21%.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã và đang có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp.
Nhập siêu thấp nhất 4 năm
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, tổng mức nhập siêu cả năm 2010 ước khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm (13,5 tỷ USD) bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vẫn nằm dưới ngưỡng 20% mà Chính phủ đặt ra.
Một số mặt hàng thuộc nhóm hàng cần nhập khẩu có lượng nhập khẩu giảm như clinker giảm 38%, xăng dầu giảm 28,6%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%...
Tuy vậy, nếu xét về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu và nhóm hàng cần hạn chế chỉ tăng lần lượt là 18,5% và 16,1%, thì nhóm hàng cần kiểm soát lại tăng tới 33,1%.
Điều này được lý giải chủ yếu là do sự tăng mạnh của giá vàng trong thời gian qua. Để bình ổn giá vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp phép nhập khẩu vàng miếng 4 lần.
Trong năm 2011, dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 92 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2010, với tình hình như vậy, Thứ trưởng nhận định, mức nhập siêu năm 2011 dự kiến vào khoảng 14,18 tỷ USD, không vượt quá 18% tổng kim ngạch xuất khẩu.
2011: Gia tăng giá trị các mặt hàng chủ lực
Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong năm 2010, nhóm mặt hàng hạn chế xuất khẩu như: khoáng sản, dầu thô…đã giảm trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới.
Trong khi đó, dù đạt được mức tăng trưởng ấn tượng về xuất khẩu nhưng về lâu dài không thể lấy số lượng làm thành tích cho xuất khẩu do nhiều mặt hàng đã tới ngưỡng và vấn đề đặt ra là sẽ lấy mặt hàng gì để bù đắp vào mức sụt giảm này.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam (Vasep) chia sẻ: mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 tăng hơn 16,6% so với năm 2009 nhưng do cách đặt mục tiêu xuất khẩu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước thì chắc chắn sẽ bị nhà nhập khẩu ép giá.
Cho nên từ giai đoạn 2011-2015 sẽ phải thay thế lại cơ cấu xuất khẩu đó là xuất khẩu sẽ theo hướng xuất được nhiều tiền hơn nhưng sản lượng sẽ giảm xuống. “Thời kỳ xuất tấn, xuất tỷ đã qua rồi, giờ chỉ chú trọng đến lợi nhuận bao nhiêu mà thôi,”
Băn khoăn này cũng được đại diện Hiệp hội cà phê bày tỏ, từ chỗ không ai mua cà phê trong những tháng đầu năm 2010 thì đến giữa năm lại xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và mua bằng mọi giá, với mọi tiêu chuẩn.
“Tuy nhiên, năm 2011 có thể thị trường sẽ đảo chiều do lượng cung quá nhiều nên cần cảnh giác để nâng cao giá trị cà phê, tránh bị ép giá.”
Chia sẻ những kinh nghiệm trên, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội Gỗ Việt Nam, từ trước đến nay xuất khẩu gỗ chỉ bán theo giá FOB, tức là hàng hóa của chúng ta được đưa lên tàu là hết trách nhiệm nên lợi nhuận cũng vì thế mà đạt rất thấp.
Nhưng từ năm 2011, Hiệp hội sẽ thí điểm bán theo giá CIF để các doanh nghiệp trong nước phải chủ động làm nhiều dịch vụ hơn, qua đó sẽ tăng được lợi nhuận từ việc xuất khẩu này, tiến tới chỉ bán theo giá CIF.
“Chúng ta thà lùi về chiến lược để có những bước đi chiến thuật còn hơn lúc nào cũng chịu thiệt,” ông Quyền kiến nghị.
Về phía Bộ Công thương, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, đối với xuất khẩu, Bộ Công Thương đã đề ra 5 giải pháp trọng điểm trong ngắn hạn. Trong đó, sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành địa phương triển khai các biện pháp về đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu.
Đặc biệt là tập trung nâng cao công tác dự báo về sản xuất, thị trường…làm cơ sở cho việc chỉ đạo phát triển sản xuất, xuất khẩu, nghiên cứu đánh giá khó khăn cho từng mặt hàng, từng thị trường để có biện pháp hợp lý, tháo gỡ kho khăn cho từng đối tượng tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Bộ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp tài chính, tiền tệ để giảm lãi suất trong quý I năm 2011 xuống mức hợp lý, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu./.
Đức Duy (Vietnam+)