Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/2 thông báo đã công bố một số quy tắc đạo đức đối với các lực lượng vũ trang trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Mục đích của việc làm này là khuyến khích các tập đoàn công nghệ của Mỹ hợp tác với Lầu Năm Góc trong phát triển và đưa AI vào ứng dụng thực tiễn, đặc biệt trong quân đội.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định công nghệ AI sẽ góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trên chiến trường trong tương lai.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Mỹ đảm bảo duy trì cam kết là nước có trách nhiệm và hành động hợp pháp theo đúng tuyên bố trước đó, bao gồm cam kết thiết lập quy tắc sử dụng rõ ràng cho công nghệ AI.
Các quy tắc được Bộ Quốc phòng Mỹ đề ra nhấn mạnh công nghệ như AI khi được đưa vào sử dụng phải đảm đáng tin cậy và minh mạch.
[Lầu Năm Góc muốn đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự]
Do đó, công nghệ AI phải được kiểm soát mà cụ thể Lầu Năm Góc sẽ phải có năng lực giải phóng hoặc hủy kích hoạt kích hoạt các hệ thống được triển khai, thể hiện hành vi ngoài ý muốn.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra những quy tắc nêu trên sau 15 tháng tham vấn với đại diện các tập đoàn công nghệ Mỹ, một số trường đại học và quan chức chính quyền.
Trong khi đó, các loại vũ khí AI hiện vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi tại Lầu Năm Góc - nơi con người nắm giữ vai trò chủ đạo là nguyên tắc cơ bản, tức là máy móc không thể tự đưa ra quyết định về việc có hay không bắn vào mục tiêu.
Năm 2018, dưới sức ép của nhân viên, Google đã từ chối gia hạn hợp đồng với Lầu Năm Góc trong dự án Project Maven, sử dụng máy học để phát hiện người và vật trong các đoạn phim do máy bay không người lái ghi lại.
Trung tướng Jack Shanahan - Giám đốc trung tâm AI chung của Lầu Năm Góc, đã hoan nghênh quy tắc mà Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố.
Ông khẳng định nếu những quy tắc trên được xây dựng từ 3 năm trước, thời điểm dự án Maven bắt đầu, Mỹ sẽ có sự minh bạch, từ đó có thể dẫn tới một kết quả khác biệt./.