Ngày 2/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã thông báo thành lập nhóm điều tra gồm bốn thành viên, trong đó có một người Israel và một người Thổ Nhĩ Kỳ, để tiến hành điều tra vụ hải quân Israel tấn công đoàn tàu cứu trợ cho Gaza hôm 31/5.
Vụ tấn công này đã làm gần 20 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương.
Nhóm điều tra sẽ do cựu Thủ tướng New Zealand Geoffrey Palmer đứng đầu. Nhóm sẽ bắt đầu công việc từ ngày 10/8 và nộp báo cáo điều tra sơ bộ vào giữa tháng Chín năm nay.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết nhóm này cũng có nhiệm vụ đề xuất giải pháp nhằm tránh tái diễn các sự cố tương tự.
Ông Ban Ki-moon đã bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo Israel và Thổ Nhĩ Kỳ về "tinh thần thỏa hiệp và hợp tác hướng tới tương lai," coi đây là động thái tích cực giúp tạo đột phá.
Ông cũng hy vọng thỏa thuận về nhóm điều tra sẽ có tác động tích cực tới quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đối với toàn bộ tình hình ở Trung Đông.
Cùng ngày, trang mạng báo Haaretz của Israel cho biết nước này đã quyết định đồng ý tham gia ủy ban điều tra do Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề xuất. Theo báo trên, bảy bộ trưởng chủ chốt của Israel đã họp và nhất trí cho phép Liên hợp quốc tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ Israel không bình luận gì về thông tin nói trên. Đến nay, Israel vẫn bác bỏ những lời kêu gọi cho phép tiến hành cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ việc trên, thay vào đó, họ tự tiến hành hai cuộc điều tra riêng.
Sau khi xảy ra vụ tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Israel xin lỗi, bồi thường cho các gia đình nạn nhân và dỡ bỏ phong tỏa dải Gaza để nối lại quan hệ song phương. Về phần mình, Israel khẳng định binh lính hải quân nước này đã phải sử dụng vũ lực sau khi bị tấn công khi lên tàu Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ./.
Vụ tấn công này đã làm gần 20 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương.
Nhóm điều tra sẽ do cựu Thủ tướng New Zealand Geoffrey Palmer đứng đầu. Nhóm sẽ bắt đầu công việc từ ngày 10/8 và nộp báo cáo điều tra sơ bộ vào giữa tháng Chín năm nay.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết nhóm này cũng có nhiệm vụ đề xuất giải pháp nhằm tránh tái diễn các sự cố tương tự.
Ông Ban Ki-moon đã bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo Israel và Thổ Nhĩ Kỳ về "tinh thần thỏa hiệp và hợp tác hướng tới tương lai," coi đây là động thái tích cực giúp tạo đột phá.
Ông cũng hy vọng thỏa thuận về nhóm điều tra sẽ có tác động tích cực tới quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đối với toàn bộ tình hình ở Trung Đông.
Cùng ngày, trang mạng báo Haaretz của Israel cho biết nước này đã quyết định đồng ý tham gia ủy ban điều tra do Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề xuất. Theo báo trên, bảy bộ trưởng chủ chốt của Israel đã họp và nhất trí cho phép Liên hợp quốc tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ Israel không bình luận gì về thông tin nói trên. Đến nay, Israel vẫn bác bỏ những lời kêu gọi cho phép tiến hành cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ việc trên, thay vào đó, họ tự tiến hành hai cuộc điều tra riêng.
Sau khi xảy ra vụ tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Israel xin lỗi, bồi thường cho các gia đình nạn nhân và dỡ bỏ phong tỏa dải Gaza để nối lại quan hệ song phương. Về phần mình, Israel khẳng định binh lính hải quân nước này đã phải sử dụng vũ lực sau khi bị tấn công khi lên tàu Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN/Vietnam+)