Ngày 4/6, ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 195, ngày 30/5/2012 cho biết Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý về chủ trương với đề nghị của tỉnh Tuyên Quang về việc lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu hát Then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh khu vực Việt Bắc để đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng và các tỉnh khu vực Việt Bắc hoàn tất hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4 năm nay.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang cần kết hợp giữa văn hóa với du lịch để phát triển kinh tế, liên kết với các địa phương để tạo ra các tuyến du lịch sinh thái, lịch sử, tâm linh; trong đó, đặc biệt quan tâm phát huy lợi thế Khu di tích Tân Trào là Khu di tích Quốc gia đặc biệt, thu hút mạnh khách du lịch trong và ngoài nước.
Trước đó, nhân dịp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang trong 2 ngày 16-17/5 vừa qua, tỉnh Tuyên Quang đã kiến nghị Chính phủ cho phép tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh khu vực Việt Bắc được lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu hát Then của dân tộc Tày để đề nghị tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vùng hát Then tỉnh Tuyên Quang tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình và một số xã của các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Hàm Yên. Hát Then của Tuyên Quang có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la." Từ “ới la” có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật.
Cấu trúc âm nhạc của hát Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần nhau hơn tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên. Then Tuyên Quang có một số làn điệu cổ như Then cấp sắc công nhận một người đủ điều kiện làm thầy cúng, lo việc tâm linh của bản làng; Then kỳ yên (cầu điều lành và điều tốt) và Then lễ hội. Ở Tuyên Quang hát Then được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.
Hát Then có mặt ở các hội diễn, giao lưu văn hóa văn nghệ và đặc biệt là món ăn tinh thần không thể thiếu ở các xóm bản vùng Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình. Thông qua hoạt động sôi nổi, nhiệt huyết của các nghệ nhân văn hóa dân gian và đội văn nghệ quần chúng, hát Then được duy trì và phát triển, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở nhiều nơi trong tỉnh Tuyên Quang.
Hiện tỉnh Tuyên Quang có hai người nắm giữ được nhiều làn điều Then cổ nhất là nghệ nhân Hà Thuấn, ở xã Tân An (huyện Chiêm Hóa) và ông Nguyễn Mạnh Thẩm, ở xã Thanh Tương (huyện Nà Hang). Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã thành lập một số làng văn hóa du lịch, gắn với bảo tồn các làn điệu Then như Làng Văn hóa-Du lịch Tân Lập, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương); Nà Khá, xã Năng Khả (huyện Nà Hang) và Nà Tông, xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình)…/.
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng và các tỉnh khu vực Việt Bắc hoàn tất hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4 năm nay.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang cần kết hợp giữa văn hóa với du lịch để phát triển kinh tế, liên kết với các địa phương để tạo ra các tuyến du lịch sinh thái, lịch sử, tâm linh; trong đó, đặc biệt quan tâm phát huy lợi thế Khu di tích Tân Trào là Khu di tích Quốc gia đặc biệt, thu hút mạnh khách du lịch trong và ngoài nước.
Trước đó, nhân dịp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang trong 2 ngày 16-17/5 vừa qua, tỉnh Tuyên Quang đã kiến nghị Chính phủ cho phép tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh khu vực Việt Bắc được lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu hát Then của dân tộc Tày để đề nghị tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vùng hát Then tỉnh Tuyên Quang tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình và một số xã của các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Hàm Yên. Hát Then của Tuyên Quang có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la." Từ “ới la” có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật.
Cấu trúc âm nhạc của hát Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần nhau hơn tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên. Then Tuyên Quang có một số làn điệu cổ như Then cấp sắc công nhận một người đủ điều kiện làm thầy cúng, lo việc tâm linh của bản làng; Then kỳ yên (cầu điều lành và điều tốt) và Then lễ hội. Ở Tuyên Quang hát Then được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.
Hát Then có mặt ở các hội diễn, giao lưu văn hóa văn nghệ và đặc biệt là món ăn tinh thần không thể thiếu ở các xóm bản vùng Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình. Thông qua hoạt động sôi nổi, nhiệt huyết của các nghệ nhân văn hóa dân gian và đội văn nghệ quần chúng, hát Then được duy trì và phát triển, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở nhiều nơi trong tỉnh Tuyên Quang.
Hiện tỉnh Tuyên Quang có hai người nắm giữ được nhiều làn điều Then cổ nhất là nghệ nhân Hà Thuấn, ở xã Tân An (huyện Chiêm Hóa) và ông Nguyễn Mạnh Thẩm, ở xã Thanh Tương (huyện Nà Hang). Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã thành lập một số làng văn hóa du lịch, gắn với bảo tồn các làn điệu Then như Làng Văn hóa-Du lịch Tân Lập, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương); Nà Khá, xã Năng Khả (huyện Nà Hang) và Nà Tông, xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình)…/.
Vũ Quang Đán (TTXVN)