Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến mốc giới hạn ngày 1/7/2012 để các doanh nghiệp thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS (còn gọi là “hộp đen”) theo Nghị định 91 ban hành.
Theo ông Đỗ Xuân Hoa, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, một bộ phận chủ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã) chưa triển khai lắp đặt thiết bị hộp đen đồng bộ theo quy định hiện hành với nhiều lý do khác nhau.
Tuy nhiên, ông Hoa cũng nhận định, các đơn vị vận tải sẽ phải bắt buộc gắn thiết bị giám sát hành trình chậm nhất là trước “giờ G” do số lượng các phương tiện phải đến kiểm định 6 tháng/lần nếu đáp ứng thiết bị hộp đen hoạt động tốt thì mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe.
Lắp đặt cho có, khai thác thì chưa
Theo quy định thì đến ngày 1/7/2011, nhóm đối tượng 1 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Với nhóm đối tượng 2 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng thì thời hạn gắn thiết bị giám sát hành trình phải kết thúc vào ngày 1/1/2012.
Và đến ngày 1/7/2012 là thời hạn mà tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe khách du lịch, xe container... đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
Thống kê của Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho thấy, đến ngày 1/1/2012, số lượng phương tiện phải lắp thiết bị hộp đen theo báo cáo của các Sở Giao thông Vận tải ở các địa phương là 35.481 xe. Tính đến thời điểm 30/3/2012, đã có 22.786 xe lắp đặt và vẫn còn gần 14.000 xe chưa gắn thiết bị.
Lý giải cho việc chậm lắp thiết bị này, ông Hoa cho rằng, việc Bộ Giao thông Vận tải ban hành các Thông tư, Nghị định cho lùi thời hạn lắp đặt; hoãn xử phạt; doanh nghiệp phân vân lựa chọn thiết bị, lúng túng trong khai thác, quản lý… hộp đen.
“Quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiên quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình. Những đơn vị vận tải, xe ôtô không thực hiện sẽ có nhiều biện pháp xử lý thông qua đăng kiểm, cảnh sát giao thông,” ông Hoa khẳng định.
Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, dù thời hạn xử phạt được lùi tới 1/7/2013 nhưng các loại ôtô nói trên vẫn phải lắp đặt hộp đen theo lộ trình mới đủ tiêu chuẩn kinh doanh vận tải.
“Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn vào kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Như vậy, nếu xe lưu thông trên đường không bị phạt vì chưa lắp hộp đen thì sẽ bị phạt không đủ tiêu chuẩn lưu hành,” ông Giao cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Hoa, việc lắp đặt hộp đen có mục đích giúp doanh nghiệp quản lý là chủ yếu nhưng cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của đơn vị vận tải. Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã, đơn vị ít xe vận tải lắp thiết bị chỉ để đối phó, hoàn thành các thủ tục đăng kiểm, đăng ký… nên không quan tâm đến chất lượng và tận dụng tối đa khả năng khai thác.
Giải thích cho vấn đề này, ông Hoa thừa nhận, hình thức vận tải nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh doanh tham gia đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể hộ gia đình. Toàn quốc có hơn 1.000 doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng tỷ lệ đơn vị có từ 30 xe trở lên là quá ít, hình thức quản lý chủ yếu khoán doanh thu nên khai thác không tập trung, hiệu quả chưa cao.
Dẫn ra số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay, cả nước có 1.206 doanh nghiệp nhỏ chạy tuyến xe cố định trong đó hợp tác xã có 422 đơn vị dưới 5 xe; 296 đơn vị có từ 5-10 xe và hơn 10 xe có 488 đơn vị.
“Đối với những doanh nghiệp lớn thiết bị hộp đen cũng giúp doanh nghiệp quản lý phương tiện của mình khoa học và dễ dàng hơn, tăng tính an toàn và giảm chi phí. Còn với các hợp tác xã, việc lắp đặt thì các chủ xe có thể lắp được nhưng hợp tác xã làm thế nào để có cán bộ, thiết bị quản lý xe của xã viên và người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn và rất khó đạt hiệu quả khai thác,” ông Hoa đánh giá thực tế.
Ông Lê Đức Hồng, thành viên Công ty Cổ phần Vận tải xe khách 2/9 cho biết, công ty đã giao lắp thiết bị giám sát hành trình với giá 4 triệu đồng/chiếc cho hai xe khách tham gia cổ phần của doanh nghiệp chuyên chạy tuyến Sơn La–Hà Nội.
“Xe chạy quá 80 km/giờ cũng thấy thiết bị báo động inh ỏi. Thi thoảng tôi cũng thử kiểm tra trên máy tính xem xe chạy tới đâu nhưng lắp cho đủ thủ tục thôi chứ nhu cầu sử dụng thì không cần,” ông Hồng bày tỏ quan điểm.
Chưa có chế tài xử phạt doanh nghiệp
Một thắc mắc được không ít người đặt ra khi lộ trình thời hạn 1/7 phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã tới gần nhưng các văn bản hướng dẫn, quy định… vẫn chưa được Bộ ban hành đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Ích, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, các thiết bị GPS phải tối thiểu đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn cho 34 đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị hộp đen trên cả nước với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn.
Tuy nhiên, theo ông Hoa, nhiều thiết bị hộp đen giá rẻ, chất lượng kém, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Thậm chí, một số đơn vị khi được cấp chứng nhận hợp quy không làm mà lại ủy quyền cho doanh nghiệp khác sản xuất, lắp ráp như ở Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
“Thiết bị hộp đen là một bộ phận của ôtô. Nếu nó không hoạt động thì sẽ không được kiểm định. Vì vậy, đơn vị có nhu cầu lắp đặt cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn thiết bị,” ông Hoa khuyến cáo.
Ông Hoa cũng khẳng định, trong các văn bản, thông tư hiện nay của luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn còn chần chừ không lắp mà còn hiểu sai khi theo quy định của Chính phủ đến tháng 7/2013 mới bắt đầu xử phạt phương tiện, đến lúc đó lắp cũng chưa muộn!
Ngoài ra, vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi.
Theo ông Hoa, doanh nghiệp đều tính đến việc thuê đơn vị sản xuất hộp đen theo dõi, giám sát phương tiện do không có đủ vốn để đầu tư máy chủ và bản đồ số.
“Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không?” ông Hoa đặt ra câu hỏi.
Để có thể hạn chế mức độ rủi ro thông tin sai lệch, khả năng lưu giữ, ông Hoa cho rằng, cần có sự bắt tay của doanh nghiệp theo dõi thiết bị với nhà mạng để hình thành một trung tâm dữ liệu chung.
Đồng tình quan điểm đó, ông Khuất Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải) cũng bày tỏ quan ngại, hiện vẫn chưa có các văn bản quy định vấn đề bảo mật và chia sẻ thông tin. Hơn nữa, trong quá trình vận hành, liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu phát sinh vấn vấn đề tranh chấp pháp lý thì doanh nghiệp phải xử lý như thế nào, trách nhiệm của nhà nước ra sao…hiện vẫn chưa có quy định cụ thể./.
Theo ông Đỗ Xuân Hoa, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, một bộ phận chủ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã) chưa triển khai lắp đặt thiết bị hộp đen đồng bộ theo quy định hiện hành với nhiều lý do khác nhau.
Tuy nhiên, ông Hoa cũng nhận định, các đơn vị vận tải sẽ phải bắt buộc gắn thiết bị giám sát hành trình chậm nhất là trước “giờ G” do số lượng các phương tiện phải đến kiểm định 6 tháng/lần nếu đáp ứng thiết bị hộp đen hoạt động tốt thì mới cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe.
Lắp đặt cho có, khai thác thì chưa
Theo quy định thì đến ngày 1/7/2011, nhóm đối tượng 1 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Với nhóm đối tượng 2 gồm: xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng thì thời hạn gắn thiết bị giám sát hành trình phải kết thúc vào ngày 1/1/2012.
Và đến ngày 1/7/2012 là thời hạn mà tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe khách du lịch, xe container... đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
Thống kê của Vụ Vận tải, Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho thấy, đến ngày 1/1/2012, số lượng phương tiện phải lắp thiết bị hộp đen theo báo cáo của các Sở Giao thông Vận tải ở các địa phương là 35.481 xe. Tính đến thời điểm 30/3/2012, đã có 22.786 xe lắp đặt và vẫn còn gần 14.000 xe chưa gắn thiết bị.
Lý giải cho việc chậm lắp thiết bị này, ông Hoa cho rằng, việc Bộ Giao thông Vận tải ban hành các Thông tư, Nghị định cho lùi thời hạn lắp đặt; hoãn xử phạt; doanh nghiệp phân vân lựa chọn thiết bị, lúng túng trong khai thác, quản lý… hộp đen.
“Quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiên quyết gắn hộp đen đúng theo lộ trình. Những đơn vị vận tải, xe ôtô không thực hiện sẽ có nhiều biện pháp xử lý thông qua đăng kiểm, cảnh sát giao thông,” ông Hoa khẳng định.
Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, dù thời hạn xử phạt được lùi tới 1/7/2013 nhưng các loại ôtô nói trên vẫn phải lắp đặt hộp đen theo lộ trình mới đủ tiêu chuẩn kinh doanh vận tải.
“Cục Đăng kiểm đã chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không kiểm định cho ôtô đã tới thời hạn vào kiểm định nhưng chưa lắp đặt hộp đen. Như vậy, nếu xe lưu thông trên đường không bị phạt vì chưa lắp hộp đen thì sẽ bị phạt không đủ tiêu chuẩn lưu hành,” ông Giao cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Hoa, việc lắp đặt hộp đen có mục đích giúp doanh nghiệp quản lý là chủ yếu nhưng cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của đơn vị vận tải. Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã, đơn vị ít xe vận tải lắp thiết bị chỉ để đối phó, hoàn thành các thủ tục đăng kiểm, đăng ký… nên không quan tâm đến chất lượng và tận dụng tối đa khả năng khai thác.
Giải thích cho vấn đề này, ông Hoa thừa nhận, hình thức vận tải nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh doanh tham gia đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể hộ gia đình. Toàn quốc có hơn 1.000 doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng tỷ lệ đơn vị có từ 30 xe trở lên là quá ít, hình thức quản lý chủ yếu khoán doanh thu nên khai thác không tập trung, hiệu quả chưa cao.
Dẫn ra số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay, cả nước có 1.206 doanh nghiệp nhỏ chạy tuyến xe cố định trong đó hợp tác xã có 422 đơn vị dưới 5 xe; 296 đơn vị có từ 5-10 xe và hơn 10 xe có 488 đơn vị.
“Đối với những doanh nghiệp lớn thiết bị hộp đen cũng giúp doanh nghiệp quản lý phương tiện của mình khoa học và dễ dàng hơn, tăng tính an toàn và giảm chi phí. Còn với các hợp tác xã, việc lắp đặt thì các chủ xe có thể lắp được nhưng hợp tác xã làm thế nào để có cán bộ, thiết bị quản lý xe của xã viên và người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn và rất khó đạt hiệu quả khai thác,” ông Hoa đánh giá thực tế.
Ông Lê Đức Hồng, thành viên Công ty Cổ phần Vận tải xe khách 2/9 cho biết, công ty đã giao lắp thiết bị giám sát hành trình với giá 4 triệu đồng/chiếc cho hai xe khách tham gia cổ phần của doanh nghiệp chuyên chạy tuyến Sơn La–Hà Nội.
“Xe chạy quá 80 km/giờ cũng thấy thiết bị báo động inh ỏi. Thi thoảng tôi cũng thử kiểm tra trên máy tính xem xe chạy tới đâu nhưng lắp cho đủ thủ tục thôi chứ nhu cầu sử dụng thì không cần,” ông Hồng bày tỏ quan điểm.
Chưa có chế tài xử phạt doanh nghiệp
Một thắc mắc được không ít người đặt ra khi lộ trình thời hạn 1/7 phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã tới gần nhưng các văn bản hướng dẫn, quy định… vẫn chưa được Bộ ban hành đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Ích, Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, các thiết bị GPS phải tối thiểu đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã cấp giấy chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn cho 34 đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị hộp đen trên cả nước với nhiều loại giá khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn.
Tuy nhiên, theo ông Hoa, nhiều thiết bị hộp đen giá rẻ, chất lượng kém, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị khai thác. Thậm chí, một số đơn vị khi được cấp chứng nhận hợp quy không làm mà lại ủy quyền cho doanh nghiệp khác sản xuất, lắp ráp như ở Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
“Thiết bị hộp đen là một bộ phận của ôtô. Nếu nó không hoạt động thì sẽ không được kiểm định. Vì vậy, đơn vị có nhu cầu lắp đặt cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn thiết bị,” ông Hoa khuyến cáo.
Ông Hoa cũng khẳng định, trong các văn bản, thông tư hiện nay của luật vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn còn chần chừ không lắp mà còn hiểu sai khi theo quy định của Chính phủ đến tháng 7/2013 mới bắt đầu xử phạt phương tiện, đến lúc đó lắp cũng chưa muộn!
Ngoài ra, vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi.
Theo ông Hoa, doanh nghiệp đều tính đến việc thuê đơn vị sản xuất hộp đen theo dõi, giám sát phương tiện do không có đủ vốn để đầu tư máy chủ và bản đồ số.
“Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không?” ông Hoa đặt ra câu hỏi.
Để có thể hạn chế mức độ rủi ro thông tin sai lệch, khả năng lưu giữ, ông Hoa cho rằng, cần có sự bắt tay của doanh nghiệp theo dõi thiết bị với nhà mạng để hình thành một trung tâm dữ liệu chung.
Đồng tình quan điểm đó, ông Khuất Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải) cũng bày tỏ quan ngại, hiện vẫn chưa có các văn bản quy định vấn đề bảo mật và chia sẻ thông tin. Hơn nữa, trong quá trình vận hành, liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu phát sinh vấn vấn đề tranh chấp pháp lý thì doanh nghiệp phải xử lý như thế nào, trách nhiệm của nhà nước ra sao…hiện vẫn chưa có quy định cụ thể./.
Việt Hùng (Vietnam+)