Lào đang tích cực và khẩn trương chuẩn bị cho việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong năm 2015.
Vụ báo chí Bộ Ngoại giao Lào vừa ra thông cáo báo chí về vấn đề này nêu rõ Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nhỏ bé của Lào hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Mặc dù sẽ phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập song Lào hy vọng sẽ nhận được nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh.
Một trong những thách thức nói trên là Lào sẽ bị mất nguồn thu do việc dỡ bỏ thuế xuất-nhập đối với các nước thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN. Hiện Lào có nguồn thu lớn đồng thời bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước nhờ áp mức thuế nhập khẩu cao đánh vào hàng hóa của của các nước khác. Một thách thức nữa là một số doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.
Theo kết quả nghiên cứu do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ, ba ngành kinh doanh gồm các nhà máy lắp ráp xe máy, các nhà sản xuất ximăng và các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Các nhà sản xuất ximăng thừa nhận rằng họ sẽ bị tác động mạnh vào năm 2015 khi hội nhập kinh tế khu vực và mong muốn được sự bảo hộ của chính phủ cho đến khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được hình thành.
Ngoài ra, còn một thách thức lớn nữa đối với Lào là nước này phải đảm bảo đầy đủ lao động để đáp ứng với yêu cầu ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Lào còn phải cải thiện các văn bản pháp lý để có thể tạo thuận lợi cho nguồn hàng hóa, lao động và vốn trong khu vực./.
Vụ báo chí Bộ Ngoại giao Lào vừa ra thông cáo báo chí về vấn đề này nêu rõ Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế nhỏ bé của Lào hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Mặc dù sẽ phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập song Lào hy vọng sẽ nhận được nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh.
Một trong những thách thức nói trên là Lào sẽ bị mất nguồn thu do việc dỡ bỏ thuế xuất-nhập đối với các nước thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN. Hiện Lào có nguồn thu lớn đồng thời bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước nhờ áp mức thuế nhập khẩu cao đánh vào hàng hóa của của các nước khác. Một thách thức nữa là một số doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.
Theo kết quả nghiên cứu do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ, ba ngành kinh doanh gồm các nhà máy lắp ráp xe máy, các nhà sản xuất ximăng và các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Các nhà sản xuất ximăng thừa nhận rằng họ sẽ bị tác động mạnh vào năm 2015 khi hội nhập kinh tế khu vực và mong muốn được sự bảo hộ của chính phủ cho đến khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được hình thành.
Ngoài ra, còn một thách thức lớn nữa đối với Lào là nước này phải đảm bảo đầy đủ lao động để đáp ứng với yêu cầu ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Lào còn phải cải thiện các văn bản pháp lý để có thể tạo thuận lợi cho nguồn hàng hóa, lao động và vốn trong khu vực./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)