Ngày 9/10, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về các giải pháp thực hiện nhằm giảm tình trạng lao động Việt Nam ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc khi hết hạn hợp đồng.
[Cơ hội cho hơn 12.000 lao động Việt sang Hàn Quốc]
Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/10/2013, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ bị phạt tiền 100 triệu đồng nếu có các hành vi như: Cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng lao động và hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng đã ký; bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh; dụ dỗ lao động Việt Nam khác ở lại cư trú bất hợp pháp.
Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đặc biệt lưu ý: Trường hợp người lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc cư trú trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động trước ngày 10/10/2013, nếu tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng (tính từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/1/2014) sẽ được miễn xử phạt hành chính, không bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính nêu trên.
Đây là những quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đánh giá của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, năm 2013 là năm hết sức khó khăn với ngành xuất khẩu lao động, nhất là đối với thị trường Hàn Quốc. Mặc dù Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có nhiều biện pháp, phía Hàn Quốc đã có những tín hiệu tích cực về việc muốn mở lại thị trường lao động song việc hạn chế lao động bỏ trốn bất hợp pháp vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Đào Công Hải cho biết, các chế tài ràng buộc lao động để hạn chế tình trạng bỏ trốn bất hợp pháp đã được quy định cụ thể trong các quyết định, nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động; vì vậy tới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ kiên quyết triển khai những chế tài này nhằm mở cửa lại thị trường xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc./.
[Cơ hội cho hơn 12.000 lao động Việt sang Hàn Quốc]
Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/10/2013, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ bị phạt tiền 100 triệu đồng nếu có các hành vi như: Cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng lao động và hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng đã ký; bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh; dụ dỗ lao động Việt Nam khác ở lại cư trú bất hợp pháp.
Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đặc biệt lưu ý: Trường hợp người lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc cư trú trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động trước ngày 10/10/2013, nếu tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng (tính từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/1/2014) sẽ được miễn xử phạt hành chính, không bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính nêu trên.
Đây là những quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đánh giá của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, năm 2013 là năm hết sức khó khăn với ngành xuất khẩu lao động, nhất là đối với thị trường Hàn Quốc. Mặc dù Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có nhiều biện pháp, phía Hàn Quốc đã có những tín hiệu tích cực về việc muốn mở lại thị trường lao động song việc hạn chế lao động bỏ trốn bất hợp pháp vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Đào Công Hải cho biết, các chế tài ràng buộc lao động để hạn chế tình trạng bỏ trốn bất hợp pháp đã được quy định cụ thể trong các quyết định, nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động; vì vậy tới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ kiên quyết triển khai những chế tài này nhằm mở cửa lại thị trường xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc./.
Hồng Kiều (Vietnam+)