"Lần này mình phải chủ động chuẩn bị sớm để tránh rét cho trâu, như mọi năm đi muộn, trâu thiếu cỏ ăn, gặp rét kéo dài nó ốm yếu, mình lo lắm." Anh Giàng A Dê, ở bản Chu Lìn I, xã Trung Chải, huyện Sa Pa, Lào Cai, cho biết khi đang lùa đàn trâu khoảng trên chục con xuống vùng thấp xã Cốc San để tránh rét.
Biết tin phía Bắc có một khối không khí lạnh mạnh đã hình thành, trời sẽ chuyển rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có rét hại nặng đến rất nặng (khoảng 4-6 độ C), riêng Sa Pa có thể xuống 0 đến - 2 độ C, nguy cơ xảy ra băng giá, sương muối, hoặc mưa đông kết tạo thành băng giá là rất cao, nên bà con nông dân các huyện vùng cao, nhất là Sa Pa (Lào Cai) đã chủ động sơ tán gia súc xuống vùng thấp tránh rét.
Huyện Sa Pa có hơn 10.000 con trâu, trong đó 50% nằm trong vùng "rốn" rét là các xã Trung Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Tả Phìn... Hiện đồng bào dân tộc Mông, Dao ở các xã Trung Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Tả Phìn... đã và đang sơ tán trâu xuống vùng thấp giáp xã Cốc San (huyện Bát Xát) và các xã ven đô của thành phố Lào Cai để tránh rét, bảo đảm an toàn “đầu cơ nghiệp” của nhà nông.
Anh Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết: để chủ động ứng phó với sự khắc nghiệt của thời tiết mùa đông, Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa đã giao trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch các xã vùng trọng điểm rét đôn đốc nhân dân tích cực che chắn chuồng trại, dự trữ rơm, thức ăn khô.
Những ngày rét dưới 10 độ C thì nhốt gia súc trong chuồng, không thả ra ngoài. Nếu rét sâu và kéo dài, huyện chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân “sơ tán” trâu xuống vùng thấp tránh rét, đợi khi thời tiết ấm mới cho gia súc quay về nhà.
Ông Châu A Phò, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trung Chải cho biết, toàn xã có gần 900 con trâu. Rút kinh nghiệm vụ rét năm 2008, đến nay các gia đình đều có chuồng trại, khoảng 2/3 số hộ đã sơ tán trâu xuống khu vực Toòng Sành, Cốc San, thành phố Lào Cai để tránh rét.
Đến nay, cơ quan chức năng và người dân đã có phương án sơ tán trâu và cơ bản di chuyển hàng ngàn con gia súc xuống vùng thấp để tránh rét. Những gia đình không sơ tán trâu đều đã có biện pháp tránh rét tốt như che chắn kín chuồng trại tránh gió lùa, tăng khẩu phần ăn, bổ sung thêm các chất vi khoáng cho đàn gia súc, gia cầm vào những ngày lạnh giá.
Tỉnh Lào Cai cũng khuyến cáo bà con chủ động trong việc phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi khi rét đậm, rét hại xảy ra, không gieo hạt giống vào những ngày rét đậm./.
Biết tin phía Bắc có một khối không khí lạnh mạnh đã hình thành, trời sẽ chuyển rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có rét hại nặng đến rất nặng (khoảng 4-6 độ C), riêng Sa Pa có thể xuống 0 đến - 2 độ C, nguy cơ xảy ra băng giá, sương muối, hoặc mưa đông kết tạo thành băng giá là rất cao, nên bà con nông dân các huyện vùng cao, nhất là Sa Pa (Lào Cai) đã chủ động sơ tán gia súc xuống vùng thấp tránh rét.
Huyện Sa Pa có hơn 10.000 con trâu, trong đó 50% nằm trong vùng "rốn" rét là các xã Trung Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Tả Phìn... Hiện đồng bào dân tộc Mông, Dao ở các xã Trung Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Tả Phìn... đã và đang sơ tán trâu xuống vùng thấp giáp xã Cốc San (huyện Bát Xát) và các xã ven đô của thành phố Lào Cai để tránh rét, bảo đảm an toàn “đầu cơ nghiệp” của nhà nông.
Anh Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết: để chủ động ứng phó với sự khắc nghiệt của thời tiết mùa đông, Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa đã giao trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch các xã vùng trọng điểm rét đôn đốc nhân dân tích cực che chắn chuồng trại, dự trữ rơm, thức ăn khô.
Những ngày rét dưới 10 độ C thì nhốt gia súc trong chuồng, không thả ra ngoài. Nếu rét sâu và kéo dài, huyện chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân “sơ tán” trâu xuống vùng thấp tránh rét, đợi khi thời tiết ấm mới cho gia súc quay về nhà.
Ông Châu A Phò, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trung Chải cho biết, toàn xã có gần 900 con trâu. Rút kinh nghiệm vụ rét năm 2008, đến nay các gia đình đều có chuồng trại, khoảng 2/3 số hộ đã sơ tán trâu xuống khu vực Toòng Sành, Cốc San, thành phố Lào Cai để tránh rét.
Đến nay, cơ quan chức năng và người dân đã có phương án sơ tán trâu và cơ bản di chuyển hàng ngàn con gia súc xuống vùng thấp để tránh rét. Những gia đình không sơ tán trâu đều đã có biện pháp tránh rét tốt như che chắn kín chuồng trại tránh gió lùa, tăng khẩu phần ăn, bổ sung thêm các chất vi khoáng cho đàn gia súc, gia cầm vào những ngày lạnh giá.
Tỉnh Lào Cai cũng khuyến cáo bà con chủ động trong việc phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi khi rét đậm, rét hại xảy ra, không gieo hạt giống vào những ngày rét đậm./.
Lục Văn Toán (TTXVN)