Tại kỳ họp lần thứ 19 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, khai mạc ngày 7/12, lãnh đạo thành phố đã nhận trách nhiệm về tình trạng sụt lún và nước ngập đang gây bức xúc dư luận cử tri thành phố.
Tình trạng sụt lún và nước ngập là một trong những vấn đề "nóng" trong phiên họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nói về tình trạng sụt lún mặt đường - “hố tử thần,” đại biểu Võ Văn Sen nhấn mạnh đây là hiện tượng chưa từng xảy ra tại thành phố khi các vụ sụt lún xảy ra liên tục, dồn dập trong thời gian ngắn. “Chưa bao giờ người dân có cảm giác bất an khi ra đường như hiện nay.”
Đại biểu Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, thừa nhận lần đầu tiên thành phố xảy ra dồn dập các vụ sụt lún, đến ngày 6/7 đã có 57 “hố tử thần.”
Khẳng định “hố tử thần” không gắn liền với việc tái lập mặt đường trong thi công, ông Trần Quang Phương nhấn mạnh nguyên nhân chính là do hệ thống đường bộ bị quá tải và ít được tu sửa với trên 60% đường thành phố từ 1975 đến nay chưa được sửa chữa, hệ thống ống cấp nước ngầm bị xuống cấp trong đó nhiều tuyến ống quá tuổi thọ hàng chục năm, nếu không nâng cấp hai hệ thống này sụt lún sẽ còn xảy ra.
Trước những bức xúc về tình trạng sụt lún và nước ngập, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Tài khẳng định không có chuyện “không ai chịu trách nhiệm” mà trên hết, lãnh đạo thành phố nhận trách nhiệm đã để xảy ra các vụ việc, đã và đang chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng khắc phục để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng cho người dân, phối hợp các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học xem xét, xác định nguyên nhân, đồng thời xem lại cơ chế điều hành để không xảy ra chồng chéo trong quản lý.
Bên lề kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cũng khẳng định sự cố xảy ra có nhiều nguyên nhân, trong đó có những yếu kém trong quản lý, đây là thiếu sót và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm trước cử tri thành phố; thành phố đang tập trung giải quyết, xử lý triệt để.
Kỳ họp lần thứ 19 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII diễn ra trong gần bốn ngày, từ ngày 7-10/12. Kỳ họp này sẽ xem xét, đánh giá, thảo luận và thông qua nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế-xã hội và giải quyết các bức xúc của cử tri thành phố như tình hình kinh tế-xã hội thành phố năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011, thu chi ngân sách năm 2010, phân bổ ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách năm 2011; kết quả thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tổng kết năm thực hiện nếp sống văn minh-mỹ quan đô thị.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế thành phố năm 2010 đã phục hồi và tăng trưởng khá, các biện pháp tăng cường kiểm soát giá cả đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 418.068 tỷ đồng, tăng 11,5% (cùng kỳ tăng 8,7%), trong đó dịch vụ đóng góp 6,4% vào mức tăng trưởng, công nghiệp và xây dựng đóng góp 5%, nông nghiệp đóng góp 0,1%. Năm nay, thành phố cũng đã có 414 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đầu tư 2,477 tỷ USD. Cả năm, thành phố giải quyết việc làm cho 270.000 lao động, trong đó có 120.000 chỗ làm mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số, kết quả tăng trưởng tích cực và “khá ấn tượng” trên, nhiều hạn chế, yếu kém vẫn còn tồn tại, trong đó nhiều vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng đến đời sống người dân, chưa được giải quyết tốt. Tăng trưởng kinh tế nhưng đời sống chưa đi lên là ý kiến chung của nhiều đại biểu dự kỳ họp thứ 19, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh./.
Tình trạng sụt lún và nước ngập là một trong những vấn đề "nóng" trong phiên họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nói về tình trạng sụt lún mặt đường - “hố tử thần,” đại biểu Võ Văn Sen nhấn mạnh đây là hiện tượng chưa từng xảy ra tại thành phố khi các vụ sụt lún xảy ra liên tục, dồn dập trong thời gian ngắn. “Chưa bao giờ người dân có cảm giác bất an khi ra đường như hiện nay.”
Đại biểu Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, thừa nhận lần đầu tiên thành phố xảy ra dồn dập các vụ sụt lún, đến ngày 6/7 đã có 57 “hố tử thần.”
Khẳng định “hố tử thần” không gắn liền với việc tái lập mặt đường trong thi công, ông Trần Quang Phương nhấn mạnh nguyên nhân chính là do hệ thống đường bộ bị quá tải và ít được tu sửa với trên 60% đường thành phố từ 1975 đến nay chưa được sửa chữa, hệ thống ống cấp nước ngầm bị xuống cấp trong đó nhiều tuyến ống quá tuổi thọ hàng chục năm, nếu không nâng cấp hai hệ thống này sụt lún sẽ còn xảy ra.
Trước những bức xúc về tình trạng sụt lún và nước ngập, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Tài khẳng định không có chuyện “không ai chịu trách nhiệm” mà trên hết, lãnh đạo thành phố nhận trách nhiệm đã để xảy ra các vụ việc, đã và đang chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng khắc phục để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng cho người dân, phối hợp các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học xem xét, xác định nguyên nhân, đồng thời xem lại cơ chế điều hành để không xảy ra chồng chéo trong quản lý.
Bên lề kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cũng khẳng định sự cố xảy ra có nhiều nguyên nhân, trong đó có những yếu kém trong quản lý, đây là thiếu sót và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm trước cử tri thành phố; thành phố đang tập trung giải quyết, xử lý triệt để.
Kỳ họp lần thứ 19 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII diễn ra trong gần bốn ngày, từ ngày 7-10/12. Kỳ họp này sẽ xem xét, đánh giá, thảo luận và thông qua nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế-xã hội và giải quyết các bức xúc của cử tri thành phố như tình hình kinh tế-xã hội thành phố năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011, thu chi ngân sách năm 2010, phân bổ ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách năm 2011; kết quả thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tổng kết năm thực hiện nếp sống văn minh-mỹ quan đô thị.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế thành phố năm 2010 đã phục hồi và tăng trưởng khá, các biện pháp tăng cường kiểm soát giá cả đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 418.068 tỷ đồng, tăng 11,5% (cùng kỳ tăng 8,7%), trong đó dịch vụ đóng góp 6,4% vào mức tăng trưởng, công nghiệp và xây dựng đóng góp 5%, nông nghiệp đóng góp 0,1%. Năm nay, thành phố cũng đã có 414 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đầu tư 2,477 tỷ USD. Cả năm, thành phố giải quyết việc làm cho 270.000 lao động, trong đó có 120.000 chỗ làm mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số, kết quả tăng trưởng tích cực và “khá ấn tượng” trên, nhiều hạn chế, yếu kém vẫn còn tồn tại, trong đó nhiều vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng đến đời sống người dân, chưa được giải quyết tốt. Tăng trưởng kinh tế nhưng đời sống chưa đi lên là ý kiến chung của nhiều đại biểu dự kỳ họp thứ 19, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)