Ngày 25/10, Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức bế mạc với cam kết của các nhà lãnh đạo khối trong việc giải quyết vấn đề di cư, đặc biệt sau 2 vụ chìm tàu liên tiếp ở ngoài khơi Italy khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, một kế hoạch hành động chung cụ thể của châu Âu sẽ được lùi tới các hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12/2013 và tháng Sáu năm sau.
Tại lễ bế mạc hội nghị ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí 3 nguyên tắc gồm ngăn ngừa, bảo vệ và đoàn kết trước làn sóng người di cư ồ ạt vào EU, đồng thời bày tỏ sự chia buồn sâu sắc tới những người thiệt mạng trong các vụ đắm tàu mới đây tại Italy.
Thủ tướng Italy Enrico Letta hoan nghênh cam kết về "sự đoàn kết" của khối, cho rằng đây là một bước tiến mới trong những nỗ lực giải quyết chính sách nhập cư và sự cấp thiết cần có hành động chung của các nước nhằm ứng phó với vấn đề có tính chất nhạy cảm chính trị này.
Trong khi đó, các nước thành viên cửa ngõ vào EU gồm Cyprus, Hy Lạp, Italy, Malta, Tây Ban Nha và Croatia cho rằng các nước này không thể tự đối phó được làn sóng người nhập cư vào châu Âu, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước giàu có hơn ở miền Bắc.
Trái lại, các quốc gia thành viên ở miền Bắc cho rằng họ đã chia sẻ gánh nặng người nhập cư ở Bỉ, Anh, Pháp, Đức và Thụy Điển, nơi tiếp nhận tới 70% số người nhập cư tràn vào châu Âu.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn tiếp diễn, các nước châu Âu lo ngại sức ép từ làn sóng di cư sẽ còn tăng. Chính phủ Italy cho biết số người nhập cư vào nước này đã tăng gấp 4 lần trong năm nay với con số khoảng 32.000 người.
Tây Ban Nha thông báo con số này tăng gấp đôi lên 3.000 người và số người nhập cư trái phép vào Bungaria cũng tăng gấp 7 lần.
Cũng tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí đưa ra một số biện pháp mới và tài trợ vốn cho Cơ quan An ninh biên giới EU có tên gọi Frontex, đồng thời nhanh chóng thực thi một chương trình mới, theo đó cho phép chia sẻ nguồn dữ liệu từ hệ thống kiểm soát biên giới mới (gọi tắt là Eurosur), nhằm phát hiện các tàu chở người bất hợp pháp.
Hội nghị cũng cam kết có hành động cứng rắn hơn chống nạn buôn người, đồng thời tăng cường viện trợ và phối hợp với các quốc gia là nơi xuất phát và là điểm trung chuyển người tị nạn vào châu Âu.
Theo ước tính trong 20 năm qua, đã có khoảng 17.000-20.000 người tị nạn đã thiệt mạng tại Địa Trung Hải khi tìm cách vượt biên vào châu Âu, biến khu vực này thành "nghĩa địa cho những người tị nạn".
Ngày 3/10 vừa qua, tổng cộng 366 người đã thiệt mạng khi một tàu chở người tị nạn đến từ Eritrea và Somalia đã chìm tại khu vực Lampedusa, ngoài khơi Italy. Mới đây nhất, ngày 12/10, ít nhất 36 người Syria bị chết đuối khi chiếc thuyền chở họ chìm ngoài khơi Malta./.
Tuy nhiên, một kế hoạch hành động chung cụ thể của châu Âu sẽ được lùi tới các hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12/2013 và tháng Sáu năm sau.
Tại lễ bế mạc hội nghị ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí 3 nguyên tắc gồm ngăn ngừa, bảo vệ và đoàn kết trước làn sóng người di cư ồ ạt vào EU, đồng thời bày tỏ sự chia buồn sâu sắc tới những người thiệt mạng trong các vụ đắm tàu mới đây tại Italy.
Thủ tướng Italy Enrico Letta hoan nghênh cam kết về "sự đoàn kết" của khối, cho rằng đây là một bước tiến mới trong những nỗ lực giải quyết chính sách nhập cư và sự cấp thiết cần có hành động chung của các nước nhằm ứng phó với vấn đề có tính chất nhạy cảm chính trị này.
Trong khi đó, các nước thành viên cửa ngõ vào EU gồm Cyprus, Hy Lạp, Italy, Malta, Tây Ban Nha và Croatia cho rằng các nước này không thể tự đối phó được làn sóng người nhập cư vào châu Âu, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước giàu có hơn ở miền Bắc.
Trái lại, các quốc gia thành viên ở miền Bắc cho rằng họ đã chia sẻ gánh nặng người nhập cư ở Bỉ, Anh, Pháp, Đức và Thụy Điển, nơi tiếp nhận tới 70% số người nhập cư tràn vào châu Âu.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn tiếp diễn, các nước châu Âu lo ngại sức ép từ làn sóng di cư sẽ còn tăng. Chính phủ Italy cho biết số người nhập cư vào nước này đã tăng gấp 4 lần trong năm nay với con số khoảng 32.000 người.
Tây Ban Nha thông báo con số này tăng gấp đôi lên 3.000 người và số người nhập cư trái phép vào Bungaria cũng tăng gấp 7 lần.
Cũng tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí đưa ra một số biện pháp mới và tài trợ vốn cho Cơ quan An ninh biên giới EU có tên gọi Frontex, đồng thời nhanh chóng thực thi một chương trình mới, theo đó cho phép chia sẻ nguồn dữ liệu từ hệ thống kiểm soát biên giới mới (gọi tắt là Eurosur), nhằm phát hiện các tàu chở người bất hợp pháp.
Hội nghị cũng cam kết có hành động cứng rắn hơn chống nạn buôn người, đồng thời tăng cường viện trợ và phối hợp với các quốc gia là nơi xuất phát và là điểm trung chuyển người tị nạn vào châu Âu.
Theo ước tính trong 20 năm qua, đã có khoảng 17.000-20.000 người tị nạn đã thiệt mạng tại Địa Trung Hải khi tìm cách vượt biên vào châu Âu, biến khu vực này thành "nghĩa địa cho những người tị nạn".
Ngày 3/10 vừa qua, tổng cộng 366 người đã thiệt mạng khi một tàu chở người tị nạn đến từ Eritrea và Somalia đã chìm tại khu vực Lampedusa, ngoài khơi Italy. Mới đây nhất, ngày 12/10, ít nhất 36 người Syria bị chết đuối khi chiếc thuyền chở họ chìm ngoài khơi Malta./.
(TTXVN)