Trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, giới chức Đức - nước đóng góp nhiều nhất cho các quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng khẳng định Hy Lạp không vỡ nợ, đồng thời kêu gọi dành cho Athens thêm thời gian để tiến hành những cải cách nhằm đưa xứ sở "Thần thoại" thoát khỏi bờ vực nguy hiểm này.
Phát biểu tại cuộc gặp ngày 14/10 với các chủ doanh nghiệp ở Singapore, Bộ trưởng Tài chính Woofgang Schaeuble cho rằng "sẽ không xảy ra tình trạng vỡ nợ ở Hy Lạp," song Athens phải tiến hành nhiều cải cách nghiêm túc, dù không được lòng dân.
Bày tỏ tin tưởng Chính phủ Hy Lạp sẽ thực hiện tất cả những gì cần thiết, ông đồng thời cảnh báo nếu Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng euro thì điều đó không chỉ tàn phá khu vực đồng tiền chung châu Âu mà cả quốc gia Nam Âu này.
Ông Rainer Bruederle, thành viên kỳ cựu thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) cũng trong ngày 14/10 đã phát tín hiệu trên kênh truyền hình Đức ZDF rằng ông chia sẻ quan điểm với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde về việc dành thêm thời gian cho Hy Lạp thực hiện các thỏa thuận nhận cứu trợ từ định chế tài chính lớn nhất thế giới này và EU.
Ông Bruederle bày tỏ sự cảm thông với những người Hy Lạp đang giận dữ với các biện pháp khắc khổ của chính phủ, đồng thời tuyên bố sẵn sàng ủng hộ việc mở cho Athens một lối thoát nếu "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), IMF và ủy ban châu Âu (EC) - đánh giá tích cực về tiến trình cải cách của Athens.
Phát biểu trên Đài phát thanh Đức, Tổng Thư ký đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) Alexander Dobrindt nhắc lại quan điểm của ông về chuẩn bị "Phương án B" cho Hy Lạp. Ông nhấn mạnh với "Phương án B," Hy Lạp có thể quay trở lại Khu vực đồng euro nếu buộc phải rút khỏi khu vực này một cách có trật tự.
Trước đó, ngày 13/10, Thủ tướng Angela Merkel cũng đã khẳng định trên một đoạn băng video phát trên mạng Postcast rằng dù Hy Lạp đạt tiến bộ chậm chạp trong tiến trình cải cách, song EU nên dành cho nước này thêm cơ hội để hoàn tất những cam kết đã đưa ra.
Liên quan các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và nhóm "Bộ ba", Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cho biết nước này đang đối mặt với trở ngại mới nhất là phải đạt thỏa thuận với các chủ nợ về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và cải cách trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 18/10 tới.
Theo phương tiện thông tin đại chúng Hy Lạp, Athens đã đồng ý nâng mức cắt giảm chi tiêu trong năm 2013 từ 8 tỷ euro lên 9 tỷ ơrô (11,7 tỷ USD) và đã thông qua một số cải cách cơ cấu quan trọng trong danh sách 89 "hành động ưu tiên."
Athens cũng đã chấp nhận giảm 15.000 việc làm trong khu vực nhà nước trong vài tháng tới, mở cửa ngay lập tức một số ngành nghề và các thị trường vốn đóng cửa trước đây, xem xét lại toàn bộ thị trường lao động và hệ thống thuế trước khi được giải ngân phần cứu trợ tối cần thiết, dự kiến vào tháng 12 tới.
Cũng trong ngày 14/10, Bộ trường Tài chính Cộng hòa Síp Vassos Shiarly thừa nhận nước này sẽ phải ký thỏa thuận về cứu trợ tài chính với EU và IMF vào cuối năm nay.
Theo ông Sialy, đến cuối năm nay, Chính phủ Cộng hòa Síp không chỉ phải trả lương và nhiều món nợ khác mà còn phải thanh toán các khoản nợ ngân hàng ngắn hạn, tổng cộng lên tới một tỷ ơrô (1,3 tỷ USD). Ông cũng thừa nhận Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias không còn sự lựa chọn nào khác hơn là đồng ý với các yêu cầu của nhóm "Bộ ba".
Tháng 6 vừa qua, Cộng hòa Síp đã xin cứu trợ vỡ nợ từ Khu vực đồng euro và IMF để tái cấp vốn cho các ngân hàng nước này, vốn bị thiệt hại do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, và để trang trải các khoản nợ công. Nhóm "Bộ ba" yêu cầu Chính phủ Síp thực hiện một chương trình điều chỉnh tài chính theo hướng cắt giảm chi tiêu công và tăng thu ngân sách lên tới 975 triệu ơrô tính đến cuối năm 2015.
Tuy nhiên, Tổng thống Christofias muốn kéo dài thời gian thực hiện những cắt giảm này đến năm 2016, đồng thời tuyên bố không ký gói cứu trợ nếu nó buộc chính phủ phải ngừng trả lương tháng 13 cho người làm công và hủy bỏ chế độ trợ cấp gắn lương với lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ Síp và nhóm "Bộ ba" vẫn bất đồng về số lượng tiền cần thiết để tái cấp vốn./.
Phát biểu tại cuộc gặp ngày 14/10 với các chủ doanh nghiệp ở Singapore, Bộ trưởng Tài chính Woofgang Schaeuble cho rằng "sẽ không xảy ra tình trạng vỡ nợ ở Hy Lạp," song Athens phải tiến hành nhiều cải cách nghiêm túc, dù không được lòng dân.
Bày tỏ tin tưởng Chính phủ Hy Lạp sẽ thực hiện tất cả những gì cần thiết, ông đồng thời cảnh báo nếu Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng euro thì điều đó không chỉ tàn phá khu vực đồng tiền chung châu Âu mà cả quốc gia Nam Âu này.
Ông Rainer Bruederle, thành viên kỳ cựu thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) cũng trong ngày 14/10 đã phát tín hiệu trên kênh truyền hình Đức ZDF rằng ông chia sẻ quan điểm với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde về việc dành thêm thời gian cho Hy Lạp thực hiện các thỏa thuận nhận cứu trợ từ định chế tài chính lớn nhất thế giới này và EU.
Ông Bruederle bày tỏ sự cảm thông với những người Hy Lạp đang giận dữ với các biện pháp khắc khổ của chính phủ, đồng thời tuyên bố sẵn sàng ủng hộ việc mở cho Athens một lối thoát nếu "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp - gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), IMF và ủy ban châu Âu (EC) - đánh giá tích cực về tiến trình cải cách của Athens.
Phát biểu trên Đài phát thanh Đức, Tổng Thư ký đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) Alexander Dobrindt nhắc lại quan điểm của ông về chuẩn bị "Phương án B" cho Hy Lạp. Ông nhấn mạnh với "Phương án B," Hy Lạp có thể quay trở lại Khu vực đồng euro nếu buộc phải rút khỏi khu vực này một cách có trật tự.
Trước đó, ngày 13/10, Thủ tướng Angela Merkel cũng đã khẳng định trên một đoạn băng video phát trên mạng Postcast rằng dù Hy Lạp đạt tiến bộ chậm chạp trong tiến trình cải cách, song EU nên dành cho nước này thêm cơ hội để hoàn tất những cam kết đã đưa ra.
Liên quan các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và nhóm "Bộ ba", Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cho biết nước này đang đối mặt với trở ngại mới nhất là phải đạt thỏa thuận với các chủ nợ về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và cải cách trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 18/10 tới.
Theo phương tiện thông tin đại chúng Hy Lạp, Athens đã đồng ý nâng mức cắt giảm chi tiêu trong năm 2013 từ 8 tỷ euro lên 9 tỷ ơrô (11,7 tỷ USD) và đã thông qua một số cải cách cơ cấu quan trọng trong danh sách 89 "hành động ưu tiên."
Athens cũng đã chấp nhận giảm 15.000 việc làm trong khu vực nhà nước trong vài tháng tới, mở cửa ngay lập tức một số ngành nghề và các thị trường vốn đóng cửa trước đây, xem xét lại toàn bộ thị trường lao động và hệ thống thuế trước khi được giải ngân phần cứu trợ tối cần thiết, dự kiến vào tháng 12 tới.
Cũng trong ngày 14/10, Bộ trường Tài chính Cộng hòa Síp Vassos Shiarly thừa nhận nước này sẽ phải ký thỏa thuận về cứu trợ tài chính với EU và IMF vào cuối năm nay.
Theo ông Sialy, đến cuối năm nay, Chính phủ Cộng hòa Síp không chỉ phải trả lương và nhiều món nợ khác mà còn phải thanh toán các khoản nợ ngân hàng ngắn hạn, tổng cộng lên tới một tỷ ơrô (1,3 tỷ USD). Ông cũng thừa nhận Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias không còn sự lựa chọn nào khác hơn là đồng ý với các yêu cầu của nhóm "Bộ ba".
Tháng 6 vừa qua, Cộng hòa Síp đã xin cứu trợ vỡ nợ từ Khu vực đồng euro và IMF để tái cấp vốn cho các ngân hàng nước này, vốn bị thiệt hại do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, và để trang trải các khoản nợ công. Nhóm "Bộ ba" yêu cầu Chính phủ Síp thực hiện một chương trình điều chỉnh tài chính theo hướng cắt giảm chi tiêu công và tăng thu ngân sách lên tới 975 triệu ơrô tính đến cuối năm 2015.
Tuy nhiên, Tổng thống Christofias muốn kéo dài thời gian thực hiện những cắt giảm này đến năm 2016, đồng thời tuyên bố không ký gói cứu trợ nếu nó buộc chính phủ phải ngừng trả lương tháng 13 cho người làm công và hủy bỏ chế độ trợ cấp gắn lương với lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ Síp và nhóm "Bộ ba" vẫn bất đồng về số lượng tiền cần thiết để tái cấp vốn./.
(TTXVN)