Dùng bằng tiến sỹ có nguồn gốc nước ngoài chưa được Bộ Giáo dục-Đào tạo thừa nhận nhưng vẫn "leo lên" làm lãnh đạo, rồi lợi dụng chức vụ lộng hành, làm nhiều việc bất minh gây bức xúc trong tập thể đồng nghiệp.
Đây là trường hợp của ông Dương Phan Cường, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Chu Văn An (Hưng Yên).
Bằng tiến sỹ chưa được công nhận ở Việt Nam
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, bằng tiến sỹ của ông Dương Phan Cường được cấp từ Liên minh các Viện Hàn lâm quốc tế (IIU-the International Interacademy Union), tên viết tắt là MMC. Theo nhiều nguồn tin, đây là loại văn bằng không có giá trị. Một văn bản của Duma quốc gia Nga (http://pda.iam.duma.gov.ru/node/2/4585/15996ong) cũng đã khẳng định từ năm 2001 tổ chức này không còn được phép hoạt động tại Liên bang Nga.
Theo các tài liệu, MMC ra đời vào năm 1996. Ngay sau khi thành lập, MMC đã "đẻ" thêm hai tổ chức thành viên có tên là BMAK (Hội đồng giám định cao cấp) và BEKK (Hội đồng chứng nhận chuyên gia cao cấp). MMC giao cho hai hội đồng này quyền trao bằng phó tiến sỹ, tiến sỹ và phong học hàm giáo sư, phó giáo sư cho những người có nhu cầu. Thời gian qua, tổ chức MMC đã cấp bằng phó tiến sỹ và tiến sỹ cho hàng chục nghìn người; trong đó có cả công dân Việt Nam học tập, lao động và sinh sống tại nước ngoài.
Theo dư luận cán bộ trường Đại học Chu Văn An, trong hồ sơ lý lịch của ông Dương Phan Cường, thời gian ông làm nghiên cứu sinh là năm 2002- 2005. Đây là lúc ông đang đảm nhiệm hai chức vụ: Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Hưng Yên, kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung học Kỹ nghệ và kinh tế Hưng Yên. Như vậy, không biết ông Cường làm nghiên cứu sinh bằng cách nào?
Xung quanh vấn đề trên, tiến sỹ Đặng Văn Định, Bí thư Chi bộ trường Đại học Chu Văn An cho biết để chống lại vấn nạn sử dụng bằng "rởm" gốc ngoại, năm 2010, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nga đã ký hiệp định về văn bằng chuẩn quốc gia. Theo đó hai bên cung cấp cho nhau tất cả các mẫu, văn bằng chuẩn quốc gia về giáo dục và học vị khoa học được cấp tại hai nước.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành Quyết định số 77/2007/QÐ-BGDÐT quy định về trình tự công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, với những yêu cầu chi tiết. Trong đó quy định, người có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải làm đơn xin công nhận văn bằng và phải nộp luận án tại Thư viện Quốc gia.
Đối với trường hợp ông Dương Phan Cường có bằng tiến sỹ do MMC cấp không được công nhận ở bên Nga, ông Đặng Văn Định cho biết đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xem bằng cấp của ông Cường có được công nhận ở Việt Nam hay không. Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kiểm tra xem xét, nếu ông Cường có sai phạm, các thành viên nhà trường sẽ đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Bằng tiến sỹ thật hay rởm?
Với tấm bằng tiến sỹ này, ông Cường đã yêu cầu các cổ đông bầu ông làm Hiệu trưởng, cố tình làm trái nghị quyết của Đại hội cổ đông số 20/2012/NQ-CVA-ĐHĐCĐ ngày 14/4/2012. Điều nguy hiểm là ông Cường đã ký hàng nghìn Bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên trong khi chính ông lại không đủ tư cách làm phó hiệu trưởng theo quy định trong Điều lệ các trường đại học.
Không chỉ ông Cường, theo phản ánh của các thành viên Trường Đại học Chu Văn An: ông Ngô Thế Trường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng có một tấm bằng tiến sỹ rất "đáng ngờ."
Ông Trường có bằng tiến sỹ do Đại học Nam Thái Bình Dương - Hoa Kỳ cấp ngày 15/11/2008. Theo nhiều tài liệu: Trường Đại học Nam Thái Bình Dương - Hoa Kỳ không nằm trong danh sách các trường được Hội đồng kiểm định Đại học CHEA (là hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục có uy tín nhất của Hoa kỳ) kiểm định.
Với văn bằng của ông Ngô Thế Trường, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết theo Quyết định số 77/2007/QĐ - BGDĐT nêu rõ: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp chỉ được công nhận khi bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận, hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.
Tuy nhiên Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục không có thông tin trường Đại học Nam Thái Bình Dương, Hoa Kỳ được Bộ Giáo dục cho phép thành lập và cấp bằng tiến sỹ. Ngoài ra, trường đại học này cũng không nằm trong danh sách các trường được Hội đồng Kiểm định Đại học (CHEA). Do đó, Cục chưa có đủ cơ sở để công nhận văn bằng nói trên của ông Trường tương đương trình độ tiến sỹ.
Mạo nhận học vị, không phải nhà giáo
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường đại học Chu Văn An cũng bị tố cáo có hành vi mạo nhận học vị Thạc sỹ. Cụ thể là ông Trần Anh Tuấn, tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Czech Praha - Tiệp Khắc (cũ), bằng tốt nghiệp của ông Tuấn ghi học vị là “Ing” (theo tiếng Sec là kỹ sư).
Hồ sơ lý lịch của ông Tuấn đều ghi là kỹ sư. Nhưng tại hồ sơ ở trường Đại học Chu Văn An, ông Tuấn tự khai mình là thạc sỹ, treo biển chức danh và học vị công khai tại trường và công khai trước các cơ quan quản lý Nhà nước.
Đối với văn bằng của ông Trần Anh Tuấn, để có đủ cơ sở thẩm tra và đảm bảo tính pháp lý, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục cho biết phải có hồ sơ cụ thể để thẩm tra, theo đúng quy định về trình tự và thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Theo tiến sỹ Đặng Văn Định, Bí thư chi bộ Trường Đại học Chu Văn An: cả 3 người trong giàn lãnh đạo hiện tại của Trường Đại học Chu Văn An đều không đủ tiêu chuẩn làm Phó Hiệu trưởng nhà trường. Theo điều 38 của Điều lệ trường Đại học thì tiêu chuẩn bắt buộc của Hiệu phó là tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng “có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã có it nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học, có bằng tiến sỹ."
Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT bằng tiến sỹ của các ông Dương Phan Cường, Ngô Thế Trường, học vị Thạc sỹ của ông Trần Anh Tuấn đều phải được thẩm định công nhận nhưng cho đến nay cả ba người này đều chưa thực hiện.
Dư luận cán bộ và sinh viên trường Đại học Chu Văn An bức xúc cho rằng cả ba thành viên ban giám hiệu Đại học Chu Văn An hiện nay đều mạo nhận học vị. Đáng chú ý họ đều không phải là nhà giáo, chưa tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục nhưng vẫn lợi dụng những tấm bằng bất minh để leo lên vị trí lãnh đạo, nhằm mục đích trục lợi cá nhân, làm mất uy tín, gây hậu quả nhiêm trọng đối với cán bộ sinh viên nhà trường./.
Đây là trường hợp của ông Dương Phan Cường, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Chu Văn An (Hưng Yên).
Bằng tiến sỹ chưa được công nhận ở Việt Nam
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, bằng tiến sỹ của ông Dương Phan Cường được cấp từ Liên minh các Viện Hàn lâm quốc tế (IIU-the International Interacademy Union), tên viết tắt là MMC. Theo nhiều nguồn tin, đây là loại văn bằng không có giá trị. Một văn bản của Duma quốc gia Nga (http://pda.iam.duma.gov.ru/node/2/4585/15996ong) cũng đã khẳng định từ năm 2001 tổ chức này không còn được phép hoạt động tại Liên bang Nga.
Theo các tài liệu, MMC ra đời vào năm 1996. Ngay sau khi thành lập, MMC đã "đẻ" thêm hai tổ chức thành viên có tên là BMAK (Hội đồng giám định cao cấp) và BEKK (Hội đồng chứng nhận chuyên gia cao cấp). MMC giao cho hai hội đồng này quyền trao bằng phó tiến sỹ, tiến sỹ và phong học hàm giáo sư, phó giáo sư cho những người có nhu cầu. Thời gian qua, tổ chức MMC đã cấp bằng phó tiến sỹ và tiến sỹ cho hàng chục nghìn người; trong đó có cả công dân Việt Nam học tập, lao động và sinh sống tại nước ngoài.
Theo dư luận cán bộ trường Đại học Chu Văn An, trong hồ sơ lý lịch của ông Dương Phan Cường, thời gian ông làm nghiên cứu sinh là năm 2002- 2005. Đây là lúc ông đang đảm nhiệm hai chức vụ: Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Hưng Yên, kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung học Kỹ nghệ và kinh tế Hưng Yên. Như vậy, không biết ông Cường làm nghiên cứu sinh bằng cách nào?
Xung quanh vấn đề trên, tiến sỹ Đặng Văn Định, Bí thư Chi bộ trường Đại học Chu Văn An cho biết để chống lại vấn nạn sử dụng bằng "rởm" gốc ngoại, năm 2010, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nga đã ký hiệp định về văn bằng chuẩn quốc gia. Theo đó hai bên cung cấp cho nhau tất cả các mẫu, văn bằng chuẩn quốc gia về giáo dục và học vị khoa học được cấp tại hai nước.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành Quyết định số 77/2007/QÐ-BGDÐT quy định về trình tự công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, với những yêu cầu chi tiết. Trong đó quy định, người có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải làm đơn xin công nhận văn bằng và phải nộp luận án tại Thư viện Quốc gia.
Đối với trường hợp ông Dương Phan Cường có bằng tiến sỹ do MMC cấp không được công nhận ở bên Nga, ông Đặng Văn Định cho biết đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xem bằng cấp của ông Cường có được công nhận ở Việt Nam hay không. Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kiểm tra xem xét, nếu ông Cường có sai phạm, các thành viên nhà trường sẽ đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Bằng tiến sỹ thật hay rởm?
Với tấm bằng tiến sỹ này, ông Cường đã yêu cầu các cổ đông bầu ông làm Hiệu trưởng, cố tình làm trái nghị quyết của Đại hội cổ đông số 20/2012/NQ-CVA-ĐHĐCĐ ngày 14/4/2012. Điều nguy hiểm là ông Cường đã ký hàng nghìn Bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên trong khi chính ông lại không đủ tư cách làm phó hiệu trưởng theo quy định trong Điều lệ các trường đại học.
Không chỉ ông Cường, theo phản ánh của các thành viên Trường Đại học Chu Văn An: ông Ngô Thế Trường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng có một tấm bằng tiến sỹ rất "đáng ngờ."
Ông Trường có bằng tiến sỹ do Đại học Nam Thái Bình Dương - Hoa Kỳ cấp ngày 15/11/2008. Theo nhiều tài liệu: Trường Đại học Nam Thái Bình Dương - Hoa Kỳ không nằm trong danh sách các trường được Hội đồng kiểm định Đại học CHEA (là hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục có uy tín nhất của Hoa kỳ) kiểm định.
Với văn bằng của ông Ngô Thế Trường, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết theo Quyết định số 77/2007/QĐ - BGDĐT nêu rõ: Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp chỉ được công nhận khi bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận, hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.
Tuy nhiên Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục không có thông tin trường Đại học Nam Thái Bình Dương, Hoa Kỳ được Bộ Giáo dục cho phép thành lập và cấp bằng tiến sỹ. Ngoài ra, trường đại học này cũng không nằm trong danh sách các trường được Hội đồng Kiểm định Đại học (CHEA). Do đó, Cục chưa có đủ cơ sở để công nhận văn bằng nói trên của ông Trường tương đương trình độ tiến sỹ.
Mạo nhận học vị, không phải nhà giáo
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường đại học Chu Văn An cũng bị tố cáo có hành vi mạo nhận học vị Thạc sỹ. Cụ thể là ông Trần Anh Tuấn, tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Czech Praha - Tiệp Khắc (cũ), bằng tốt nghiệp của ông Tuấn ghi học vị là “Ing” (theo tiếng Sec là kỹ sư).
Hồ sơ lý lịch của ông Tuấn đều ghi là kỹ sư. Nhưng tại hồ sơ ở trường Đại học Chu Văn An, ông Tuấn tự khai mình là thạc sỹ, treo biển chức danh và học vị công khai tại trường và công khai trước các cơ quan quản lý Nhà nước.
Đối với văn bằng của ông Trần Anh Tuấn, để có đủ cơ sở thẩm tra và đảm bảo tính pháp lý, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục cho biết phải có hồ sơ cụ thể để thẩm tra, theo đúng quy định về trình tự và thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Theo tiến sỹ Đặng Văn Định, Bí thư chi bộ Trường Đại học Chu Văn An: cả 3 người trong giàn lãnh đạo hiện tại của Trường Đại học Chu Văn An đều không đủ tiêu chuẩn làm Phó Hiệu trưởng nhà trường. Theo điều 38 của Điều lệ trường Đại học thì tiêu chuẩn bắt buộc của Hiệu phó là tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng “có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã có it nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học, có bằng tiến sỹ."
Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT bằng tiến sỹ của các ông Dương Phan Cường, Ngô Thế Trường, học vị Thạc sỹ của ông Trần Anh Tuấn đều phải được thẩm định công nhận nhưng cho đến nay cả ba người này đều chưa thực hiện.
Dư luận cán bộ và sinh viên trường Đại học Chu Văn An bức xúc cho rằng cả ba thành viên ban giám hiệu Đại học Chu Văn An hiện nay đều mạo nhận học vị. Đáng chú ý họ đều không phải là nhà giáo, chưa tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục nhưng vẫn lợi dụng những tấm bằng bất minh để leo lên vị trí lãnh đạo, nhằm mục đích trục lợi cá nhân, làm mất uy tín, gây hậu quả nhiêm trọng đối với cán bộ sinh viên nhà trường./.
PV (TTXVN)