Báo cáo mới đây của Hiệp hội Nông dân Italy (Coldiretti) cho biết giới lãnh đạo chính trị và kinh tế ở nước này là già nhất châu Âu với độ tuổi trung bình ở mức 59 tuổi.
Theo báo cáo này, giới lãnh đạo ngành ngân hàng Italy là già nhất với độ tuổi trung bình là 67, tiếp đó là giới chính trị gia với độ tuổi trung bình là 64. Trong khi đó, giới lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là có xu hướng trẻ hơn với độ tuổi trung bình là 57.
Trong thế giới học giả, độ tuổi trung bình của một giáo sư là 63. Trên chính trường, Thủ tướng Italy Mario Monti là 69 tuổi và hai bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong nội các của ông là Bộ trưởng Y tế Renato Balduzzi và Bộ trưởng Hành chính công Filippo Patroni Griffi, đều 57 tuổi.
Trong khi đó ở Anh, ông David Cameron lên nhậm chức thủ tướng vào tuổi 43, ông Tony Blair lên nhậm chức khi vừa 44 tuổi, John Major vào tuổi 47 và ông Gordon Brown khi chỉ vừa ngoài 50.
Chủ tịch Coldiretti, Sergio Marini bình luận rằng các ý tưởng của Chính phủ Italy trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở nước này cũng là những ý tưởng cũ và vẫn còn "quá ít."
Theo ông, các chính trị gia Italy đang tìm cách sao chép lại những mô hình phát triển dựa trên những chính sách kinh tế và tài chính vốn đã từng bị thất bại.
Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở nước này tiếp tục gia tăng, lên tới 35,9% vào tháng Ba, tăng 2% so với tháng trước đó.
Thủ tướng Monti và chính phủ kỹ trị của ông, lên nhậm chức vào tháng 11/2011, đã cam kết sẽ thúc đẩy những thay đổi trên thị trường lao động nhằm tạo điều kiện để giới trẻ cũng như phụ nữ dễ tìm kiếm việc làm hơn.
ISTAT ngày 15/5 cho biết nền kinh tế nước này tiếp tục rơi sâu vào suy thoái trong quý 1 năm 2012 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 0,8% so với quý 4 năm 2011 và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Đây là quý thứ ba liên tiếp nền kinh tế Italy bị tăng trưởng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ ở châu Âu và khiến hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
Trước đó, GDP của Italy đã bị sụt giảm 0,2% trong quý 3 năm 2011 và sụt giảm 0,7% trong quý 4 năm 2011. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Italy sẽ bị sụt giảm 2,2% trong năm nay./.
Theo báo cáo này, giới lãnh đạo ngành ngân hàng Italy là già nhất với độ tuổi trung bình là 67, tiếp đó là giới chính trị gia với độ tuổi trung bình là 64. Trong khi đó, giới lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là có xu hướng trẻ hơn với độ tuổi trung bình là 57.
Trong thế giới học giả, độ tuổi trung bình của một giáo sư là 63. Trên chính trường, Thủ tướng Italy Mario Monti là 69 tuổi và hai bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong nội các của ông là Bộ trưởng Y tế Renato Balduzzi và Bộ trưởng Hành chính công Filippo Patroni Griffi, đều 57 tuổi.
Trong khi đó ở Anh, ông David Cameron lên nhậm chức thủ tướng vào tuổi 43, ông Tony Blair lên nhậm chức khi vừa 44 tuổi, John Major vào tuổi 47 và ông Gordon Brown khi chỉ vừa ngoài 50.
Chủ tịch Coldiretti, Sergio Marini bình luận rằng các ý tưởng của Chính phủ Italy trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở nước này cũng là những ý tưởng cũ và vẫn còn "quá ít."
Theo ông, các chính trị gia Italy đang tìm cách sao chép lại những mô hình phát triển dựa trên những chính sách kinh tế và tài chính vốn đã từng bị thất bại.
Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở nước này tiếp tục gia tăng, lên tới 35,9% vào tháng Ba, tăng 2% so với tháng trước đó.
Thủ tướng Monti và chính phủ kỹ trị của ông, lên nhậm chức vào tháng 11/2011, đã cam kết sẽ thúc đẩy những thay đổi trên thị trường lao động nhằm tạo điều kiện để giới trẻ cũng như phụ nữ dễ tìm kiếm việc làm hơn.
ISTAT ngày 15/5 cho biết nền kinh tế nước này tiếp tục rơi sâu vào suy thoái trong quý 1 năm 2012 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 0,8% so với quý 4 năm 2011 và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Đây là quý thứ ba liên tiếp nền kinh tế Italy bị tăng trưởng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ ở châu Âu và khiến hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản.
Trước đó, GDP của Italy đã bị sụt giảm 0,2% trong quý 3 năm 2011 và sụt giảm 0,7% trong quý 4 năm 2011. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Italy sẽ bị sụt giảm 2,2% trong năm nay./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)