Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về việc hàng trăm container xuất khẩu "chui" qua lối mòn tự mở ở Lạng Sơn.
Tuy nhiên, để có những thông tin chính xác thì ngày 26/11, tại Lạng Sơn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng đã có cuộc tiếp xúc với phóng viên của các báo đồng thời khẳng định, việc cho phép xuất hàng qua lối mở Co Sa hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý và đây là việc làm rất công khai, minh bạch.
Đưa vào khuôn khổ để quản lý
Lối mở Co Sa thuộc địa bàn xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và nằm trong địa giới Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma theo quyết định 185/2001/QĐ-TTg.
Theo khảo sát của địa phương thì địa điểm này chủ yếu thực hiện xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như gạo, đường, hàng đông lạnh, phế liệu, cao su, ngô... và nhu cầu hàng ngày có thể lên đến 150 xe ôtô tải loại 3,5 tấn, tương đương số lượng hàng từ 800-1.200 tấn/ngày.
Ông Nguyễn Công Trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, với số lượng hàng tạm nhập tái xuất mỗi ngày lớn như vậy thì Ủy ban tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất với các ngành chức năng như Hải quan, biên phòng, thuế... đánh giá và xem xét hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Co Sa để có hướng quản lý, tránh việc hình thành các đường dây tụ điểm cũng như xuất lậu hàng hóa qua địa điểm trên.
Chính vì vậy, sau cuộc họp thì Cục Hải quan Lạng Sơn đã tiến hành khảo sát, làm các thủ tục cần thiết đồng thời báo cáo kết quả lên Tổng cục Hải quan cũng như lãnh đạo Bộ Tài Chính xin ý kiến chỉ đạo.
Ngày 11/5/2012 Tổng Cục Hải quan cũng đã có công văn số 2277/TCHQ-GSQL giao Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn triển khai lực lượng hải quan phối hợp chặt chẽ với Biên phòng tỉnh thực hiện giám sát, quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở Co Sa.
"Như vậy, về cơ sở pháp lý, tỉnh Lạng Sơn đã làm đủ các thủ tục theo quy định và đã có khảo sát, đánh giá cũng như để đưa việc kinh doanh vào khuôn khổ," ông Trưởng cho hay.
Bên cạnh đó, lối mở Co Sa và cửa khẩu Chi Ma đều thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Chi Ma nên căn cứ theo quyết định 1420/TTG của Thủ tướng Chính Phủ thì khi có đầy đủ các lực lượng chức năng làm thủ tục thông quan thì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực này hoàn toàn hợp pháp.
Người đứng đầu Cục Hải quan Lạng Sơn cũng nhấn mạnh, "Không thể có chuyện xuất khẩu chui và quan điểm của tỉnh là hàng xuất đi phải được quản lý, đây là việc làm rất công khai, minh bạch,"
Liên quan đến việc kiểm tra, giám sát người và phương tiện, ông Mã Văn Cháo, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Lạng Sơn giải thích thêm, ngoài việc bố trí lực lượng Hải quan, biên phòng thì Ủy ban tỉnh Lạng Sơn còn bố trí trạm kiểm dịch kết hợp với cơ quan thuế và công an để đảm bảo việc quản lý hàng hóa qua đây một cách chặt chẽ, đúng quy định.
"Lực lượng triển khai đủ để kiểm soát cũng như được tổ chức rất chặt chẽ, đồng thời cũng để giải tỏa bớt sự ách tắc của hàng hóa tại những cửa khẩu khác," ông Cháo nói.
Doanh nghiệp có độc quyền không ?
Ngay sau khi tiến hành việc kiểm soát hàng hóa và phương tiện qua lối mòn Co Sa, để thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục thì Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Long ký hợp đồng dịch vụ khai thuê hải quan với 52 công ty có hoạt động xuất khẩu qua Co Sa.
Theo ông Hà Hồng, Phó trưởng ban thường trực Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tạm nhập tái xuất nhưng thực tế địa phương không đáp ứng được hết, nhất là về kho bãi... nên lãnh đạo tỉnh chỉ thống nhất tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, hiện ở Co Sa cũng thu gọn còn 1-2 đầu mối.
Trước câu hỏi liệu Công ty Vĩnh Long thu phí cao gấp nhiều lần so với quy định, ông Hồng cũng khẳng định, việc thu phí đều theo quy định của tỉnh. "Mục tiêu của tỉnh Lạng Sơn là để hàng hóa xuất đi được nhanh chóng và thuận lợi nhất," ông Hồng nói.
Để thuận lợi cho nhà đầu tư, mới đây, ngày 1/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đã thành lập 3 trung tâm quản lý cửa khẩu, bao gồm: Hữu Nghị-Bảo Lâm; Tân Thanh-Cốc Nam và Chi Ma, nhằm tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn.
Để qua đó thúc đẩy cán cân thương mại giữa hai nước, trao đổi với các phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng kiến nghị các Bộ, ngành cần xem xét để tỉnh có thể quyết định một số vấn đề mang tinh đặc thù, cụ thể là hoạt động thông thương tại các đường mòn, lối mở... tránh tình trạng tự phát như hiện nay.
Bên cạnh đó, đảm bảo quản lý hàng hóa xuất khẩu đúng quy định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cư dân biên giới thuận lợi hơn, qua đó có thể ngăn được tình trạng buôn lậu, làm ăn bất hợp pháp.
"Chủ trương của tỉnh là xã hội hóa hoạt động đầu tư, chắc chắn không có chuyện các doanh nghiệp được cấp phép lại tự ý nâng thuế, phí," ông Bình nói./.
Tuy nhiên, để có những thông tin chính xác thì ngày 26/11, tại Lạng Sơn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng đã có cuộc tiếp xúc với phóng viên của các báo đồng thời khẳng định, việc cho phép xuất hàng qua lối mở Co Sa hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý và đây là việc làm rất công khai, minh bạch.
Đưa vào khuôn khổ để quản lý
Lối mở Co Sa thuộc địa bàn xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và nằm trong địa giới Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma theo quyết định 185/2001/QĐ-TTg.
Theo khảo sát của địa phương thì địa điểm này chủ yếu thực hiện xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như gạo, đường, hàng đông lạnh, phế liệu, cao su, ngô... và nhu cầu hàng ngày có thể lên đến 150 xe ôtô tải loại 3,5 tấn, tương đương số lượng hàng từ 800-1.200 tấn/ngày.
Ông Nguyễn Công Trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, với số lượng hàng tạm nhập tái xuất mỗi ngày lớn như vậy thì Ủy ban tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất với các ngành chức năng như Hải quan, biên phòng, thuế... đánh giá và xem xét hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Co Sa để có hướng quản lý, tránh việc hình thành các đường dây tụ điểm cũng như xuất lậu hàng hóa qua địa điểm trên.
Chính vì vậy, sau cuộc họp thì Cục Hải quan Lạng Sơn đã tiến hành khảo sát, làm các thủ tục cần thiết đồng thời báo cáo kết quả lên Tổng cục Hải quan cũng như lãnh đạo Bộ Tài Chính xin ý kiến chỉ đạo.
Ngày 11/5/2012 Tổng Cục Hải quan cũng đã có công văn số 2277/TCHQ-GSQL giao Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn triển khai lực lượng hải quan phối hợp chặt chẽ với Biên phòng tỉnh thực hiện giám sát, quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc tại lối mở Co Sa.
"Như vậy, về cơ sở pháp lý, tỉnh Lạng Sơn đã làm đủ các thủ tục theo quy định và đã có khảo sát, đánh giá cũng như để đưa việc kinh doanh vào khuôn khổ," ông Trưởng cho hay.
Bên cạnh đó, lối mở Co Sa và cửa khẩu Chi Ma đều thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Chi Ma nên căn cứ theo quyết định 1420/TTG của Thủ tướng Chính Phủ thì khi có đầy đủ các lực lượng chức năng làm thủ tục thông quan thì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực này hoàn toàn hợp pháp.
Người đứng đầu Cục Hải quan Lạng Sơn cũng nhấn mạnh, "Không thể có chuyện xuất khẩu chui và quan điểm của tỉnh là hàng xuất đi phải được quản lý, đây là việc làm rất công khai, minh bạch,"
Liên quan đến việc kiểm tra, giám sát người và phương tiện, ông Mã Văn Cháo, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Lạng Sơn giải thích thêm, ngoài việc bố trí lực lượng Hải quan, biên phòng thì Ủy ban tỉnh Lạng Sơn còn bố trí trạm kiểm dịch kết hợp với cơ quan thuế và công an để đảm bảo việc quản lý hàng hóa qua đây một cách chặt chẽ, đúng quy định.
"Lực lượng triển khai đủ để kiểm soát cũng như được tổ chức rất chặt chẽ, đồng thời cũng để giải tỏa bớt sự ách tắc của hàng hóa tại những cửa khẩu khác," ông Cháo nói.
Doanh nghiệp có độc quyền không ?
Ngay sau khi tiến hành việc kiểm soát hàng hóa và phương tiện qua lối mòn Co Sa, để thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục thì Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Long ký hợp đồng dịch vụ khai thuê hải quan với 52 công ty có hoạt động xuất khẩu qua Co Sa.
Theo ông Hà Hồng, Phó trưởng ban thường trực Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tạm nhập tái xuất nhưng thực tế địa phương không đáp ứng được hết, nhất là về kho bãi... nên lãnh đạo tỉnh chỉ thống nhất tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, hiện ở Co Sa cũng thu gọn còn 1-2 đầu mối.
Trước câu hỏi liệu Công ty Vĩnh Long thu phí cao gấp nhiều lần so với quy định, ông Hồng cũng khẳng định, việc thu phí đều theo quy định của tỉnh. "Mục tiêu của tỉnh Lạng Sơn là để hàng hóa xuất đi được nhanh chóng và thuận lợi nhất," ông Hồng nói.
Để thuận lợi cho nhà đầu tư, mới đây, ngày 1/5/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đã thành lập 3 trung tâm quản lý cửa khẩu, bao gồm: Hữu Nghị-Bảo Lâm; Tân Thanh-Cốc Nam và Chi Ma, nhằm tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn.
Để qua đó thúc đẩy cán cân thương mại giữa hai nước, trao đổi với các phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng kiến nghị các Bộ, ngành cần xem xét để tỉnh có thể quyết định một số vấn đề mang tinh đặc thù, cụ thể là hoạt động thông thương tại các đường mòn, lối mở... tránh tình trạng tự phát như hiện nay.
Bên cạnh đó, đảm bảo quản lý hàng hóa xuất khẩu đúng quy định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cư dân biên giới thuận lợi hơn, qua đó có thể ngăn được tình trạng buôn lậu, làm ăn bất hợp pháp.
"Chủ trương của tỉnh là xã hội hóa hoạt động đầu tư, chắc chắn không có chuyện các doanh nghiệp được cấp phép lại tự ý nâng thuế, phí," ông Bình nói./.
Đức Duy (Vietnam+)