Nạn khai thác vàng sa khoáng, hút cát sỏi trái phép trên dòng sông Bắc Giang, đoạn chảy qua địa phận một số xã của huyện Bình Gia (Lạng Sơn) như Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hòa, Vĩnh Yên... gần như đã chấm dứt nhờ sự vào cuộc của các ngành chức năng.
Ông Lương Trương Đạt - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia cho biết nguồn khoáng sản trên địa bàn khá phong phú, đặc biệt là vàng sa khoáng, cát, sỏi... do dòng sông Bắc Giang chảy qua mang lại.
Trước đây, do công tác quản lý, công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn tài nguyên trên sông chưa chặt chẽ, nên một số cá nhân đã tự đầu tư mua xuồng đến khai thác trái phép. Việc khai thác tài nguyên trên sông bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến lòng sông, mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân trong khu vực.
Năm 2012, huyện cũng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn nạn khai thác vàng sa khoáng, cát, sỏi trái phép, nhưng do chế tài xử lý còn quá nhẹ, nên một số chủ xuồng vẫn cố tình tổ chức khai thác. Ngành chức năng kiểm tra ban ngày thì các chủ xuồng tiến hành khai thác ban đêm. Không chỉ vậy, các chủ xuồng còn tổ chức đội quân canh gác tại các trục đường vào khu vực khai thác, vì thế, lực lượng chức năng rất khó phát hiện và xử lý.
Từ đầu năm 2013, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền các xã có dòng sông chảy qua tổ chức kiểm tra quyết liệt. Lực lượng chức năng đã niêm phong, khóa 20 gầu khai thác trái phép của các chủ xuồng. Tuy nhiên, đợt ra quân này của huyện vẫn chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng trên do sự phối hợp của các ngành chức năng với chính quyền địa phương các xã vẫn chưa đồng bộ và chặt chẽ.
Thêm vào đó, chính quyền 4 xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hòa, Vĩnh Yên chưa kiên quyết trong công tác xử lý, khiến việc ngăn chặn nạn khai thác trái phép tài nguyên trên sông vẫn diễn ra.
Ông Lương Trương Đạt - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia khẳng định lợi nhuận từ việc khai thác vàng sa khoáng, cát, sỏi trái phép quá lớn, nếu không có biện pháp mạnh thì khó có thể xử lý dứt điểm.
Vì vậy, từ tháng 6/2013, huyện tiếp tục triển khai việc kiểm tra, tổ chức khóa tất cả các xuồng khai thác tài nguyên trái phép bằng xích sắt loại to; đồng thời, buộc các chủ xuồng phải ký cam kết không khai thác tài nguyên trên sông. Nếu vi phạm, ngoài việc phạt hành chính thì lực lượng chức năng có thể tịch thu xuồng, trường hợp cố tình chống đối có thể xử lý hình sự.
Ngoài ra, chính quyền huyện sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai tại các khu vực đã khai thác, đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn. Sự quyết liệt này đã mang lại tín hiệu tích cực. Hiện tại, hơn 30 xuồng trên sông đều đã ngừng hoạt động; tình trạng khai thác trái phép tài nguyên trên sông đã cơ bản chấm dứt.
Trên thực tế, nhu cầu về vật liệu xây dựng như cát, sỏi của người dân trên địa bàn huyện là rất lớn. Về lâu dài, Ủy ban Nhân dân huyện đã đề nghị tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xem xét cấp phép để có thể khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường và Ủy ban Nhân dân huyện cũng đã lập kế hoạch quản lý, kiểm soát chặt những trường hợp này./.
Ông Lương Trương Đạt - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia cho biết nguồn khoáng sản trên địa bàn khá phong phú, đặc biệt là vàng sa khoáng, cát, sỏi... do dòng sông Bắc Giang chảy qua mang lại.
Trước đây, do công tác quản lý, công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn tài nguyên trên sông chưa chặt chẽ, nên một số cá nhân đã tự đầu tư mua xuồng đến khai thác trái phép. Việc khai thác tài nguyên trên sông bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến lòng sông, mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân trong khu vực.
Năm 2012, huyện cũng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn nạn khai thác vàng sa khoáng, cát, sỏi trái phép, nhưng do chế tài xử lý còn quá nhẹ, nên một số chủ xuồng vẫn cố tình tổ chức khai thác. Ngành chức năng kiểm tra ban ngày thì các chủ xuồng tiến hành khai thác ban đêm. Không chỉ vậy, các chủ xuồng còn tổ chức đội quân canh gác tại các trục đường vào khu vực khai thác, vì thế, lực lượng chức năng rất khó phát hiện và xử lý.
Từ đầu năm 2013, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền các xã có dòng sông chảy qua tổ chức kiểm tra quyết liệt. Lực lượng chức năng đã niêm phong, khóa 20 gầu khai thác trái phép của các chủ xuồng. Tuy nhiên, đợt ra quân này của huyện vẫn chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng trên do sự phối hợp của các ngành chức năng với chính quyền địa phương các xã vẫn chưa đồng bộ và chặt chẽ.
Thêm vào đó, chính quyền 4 xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hòa, Vĩnh Yên chưa kiên quyết trong công tác xử lý, khiến việc ngăn chặn nạn khai thác trái phép tài nguyên trên sông vẫn diễn ra.
Ông Lương Trương Đạt - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bình Gia khẳng định lợi nhuận từ việc khai thác vàng sa khoáng, cát, sỏi trái phép quá lớn, nếu không có biện pháp mạnh thì khó có thể xử lý dứt điểm.
Vì vậy, từ tháng 6/2013, huyện tiếp tục triển khai việc kiểm tra, tổ chức khóa tất cả các xuồng khai thác tài nguyên trái phép bằng xích sắt loại to; đồng thời, buộc các chủ xuồng phải ký cam kết không khai thác tài nguyên trên sông. Nếu vi phạm, ngoài việc phạt hành chính thì lực lượng chức năng có thể tịch thu xuồng, trường hợp cố tình chống đối có thể xử lý hình sự.
Ngoài ra, chính quyền huyện sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai tại các khu vực đã khai thác, đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn. Sự quyết liệt này đã mang lại tín hiệu tích cực. Hiện tại, hơn 30 xuồng trên sông đều đã ngừng hoạt động; tình trạng khai thác trái phép tài nguyên trên sông đã cơ bản chấm dứt.
Trên thực tế, nhu cầu về vật liệu xây dựng như cát, sỏi của người dân trên địa bàn huyện là rất lớn. Về lâu dài, Ủy ban Nhân dân huyện đã đề nghị tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xem xét cấp phép để có thể khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường và Ủy ban Nhân dân huyện cũng đã lập kế hoạch quản lý, kiểm soát chặt những trường hợp này./.
Thái Thuần (TTXVN)