Làng Cựu – Vẻ đẹp 500 năm tuổi bị bỏ quên ngay thủ đô Hà Nội
Diệp Anh - Nguyễn Dung
Qua bao thăng trầm của thời gian, làng Cựu còn đó những giá trị hoài cổ kiến trúc như một biểu tượng của sự hưng thịnh, từng được biết đến bởi danh hiệu “làng thợ may đệ nhất Hà thành”.
Làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 cây số đã có tuổi đời trên 500 năm. Ngôi làng cổ này nổi danh với những ngôi biệt thự cổ pha lẫn kiến trúc Việt và Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX.
Nhiều người gọi làng Cựu là "làng Tây", bởi rằng kiến trúc của làng có lẽ khác biệt, đẹp nổi trội so với những làng cổ quen thuộc của vùng Bắc bộ.
Trong khoảng thời gian từ 1920 – 1945 hàng chục “ngôi biệt thự” làng Cựu được xây dựng với kiểu kiến trúc vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim,... Các chi tiết nhỏ trong nhà thường được trạm trổ cầu kì hoa lá, hạc, phượng.
Kiến trúc những ngôi nhà cổ nơi đây trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ cho mình nét cổ kính, sang trọng ẩn hiện sau những mái ngói âm dương, màu đỏ kết hợp với những chạm trổ, cửa vòm tinh xảo.
Dĩ vãng đã qua, người dân Cựu bây giờ phần lớn đều gắn bó với nghề nông và sống cùng ngôi làng cổ đã sớm bị bỏ quên theo năm tháng.
Lối kiến trúc thuần chất Á Đông nhưng làng Cựu được mọi người ví von như “làng Tây của đất Hà thành".(Ảnh: PV/Vietnam+)
Ánh nắng làm nổi bật lên kiến trúc độc đáo của làng Cựu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngôi nhà theo năm tháng vẫn giữ lại phần nào những đường nét cổ xưa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiếc cổng nhỏ bắc qua hai ngôi nhà của cùng một chủ. Ban công của nhà tầng vốn không có trong kiến trúc truyền thống của các ngôi làng Bắc Bộ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cả làng Cựu bây giờ mười mấy ngôi biệt thự cổ, số còn lại hoặc đã chỉnh trang thành nhà ở hiện đại hoặc bỏ không, có những ngôi nhà cửa đóng then cài bờ tường vôi vữa rơi rụng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Một số ngôi nhà đã xuống cấp bơi những mảng tường không còn nguyên vẹn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những năm giữa thế kỷ XX, kiến trúc Pháp đang thịnh hành ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... dân làng Cựu xây theo lối kiến trúc ấy, vì thế nhiều tòa nhà ở làng Cựu mang dáng dấp của những ngôi biệt thự kiểu Pháp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quá trình xây dựng này diễn ra trong những năm 1920-1945 với kiến trúc vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim, ngói mũi. Các chi tiết nhỏ trong mỗi biệt thự đều được chạm trổ cầu kỳ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tại đây, nhiều căn nhà cổ đã bị xuống cấp, lớp trẻ thường chuyển đến nơi khác công tác sinh sống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Làng Cựu hiện nay phần lớn chỉ còn người già và trẻ nhỏ sinh sống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bà Thiện, một người dân làng tâm sự: “Con cái nhà tôi chúng nó đi làm ăn xa hết rồi, ở nhà cũng chỉ còn hai ông bà với nhau, thỉnh thoảng mấy đứa mới về một lần được một hai ngày". (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhiều kiến trúc biệt thự kiểu Pháp, tuy nhiên làng Cựu vẫn đậm chất Á đông với những lối ngõ quanh co. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cảnh đẹp, yên bình ao sen cùng những con ngõ ngôi nhà kiến trúc khiến làng Cựu thêm phần cổ kính, thơ mộng. Hình ảnh một ngôi làng Cựu thịnh vượng trong dĩ vãng vẫn ẩn hiện đâu đây dù cho màu thời gian đã phôi pha…(Ảnh: PV/Vietnam+)
Tại Hà Nội, một số điểm du lịch đã mở cửa đón khách trở lại nhưng chỉ phục vụ nhu cầu tham quan, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách du lịch.
Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các khu, điểm du lịch thường xuyên vệ sinh, khử trùng tại các khu vực; bố trí chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn...
Bên cạnh giá trị văn hóa, những chiếc giếng làng cổ còn là biểu trưng nguồn sống, là cầu nối giữa trời, đất, con người và vẫn đang được người dân Ninh Bình gìn giữ, sử dụng nguồn nước trong đời sống.