Làng bánh phồng Long Trung rộn rịp chào đón Tết

Khi tiết trời nhuốm xuân se lạnh, hàng chục lò sản xuất bánh phồng ở làng nghề Long Trung, Tiền Giang lại rộn rịp vào vụ bánh Tết.
Năm nào cũng vậy, khi tiết trời nhuốm xuân se lạnh, cỏ xanh mềm trải mượt bướcchân và những cành mai, cành đào đâm nụ hồng thì ở Long Trung, Cai Lậy, TiềnGiang - một xã căn cứ kháng chiến từng có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc, thống nhất đất nước - bà con lại rộn rịp vào vụ bánh phồngTết.

Nghề làm bánh phồng ở Long Trung đã có từ lâu đời với gần 30 lò bánh tập trungtại hai ấp 7 và 8 thu hút vài trăm lao động.

Khách phương xa có thể quên tên ấp, tên làng nhưng cứ hỏi xóm bánh phồng làngười ta có thể chỉ một cách tường tận đường đi, lối về. Điều đó cho thấy sự nổitiếng của làng nghề thủ công Long Trung - nơi cung ứng phần lớn bánh phồng Tếtcho nhu cầu thị trường trong, ngoài tỉnh.

Bánh phồng mì và bánh phồng sữa là hai sản phẩm chủ lực nổi tiếng của làng nghềbánh phồng Long Trung.

Chị Tư Kĩnh, cư ngụ tại ấp 7, là một trong những người có thâm niên trong nghềlàm bánh phồng. Gia đình chị đã trải qua 4 đời làm nghề này. Trung bình mỗi vụbánh phồng Tết (kéo dài không đầy 1 tháng), sau khi trừ đi các khoản chi phí,gia đình chị Tư Kĩnh thu lãi 20-30 triệu đồng. Nhờ nguồn thu này mà năm nào giađình ăn Tết cũng tươm tất.

Nói về nghề, chị Tư Kĩnh cho biết, nghề làm bánh phồng đòi hỏi lắm công phu vàmỗi năm cơ hồ chỉ sản xuất vụ Tết. Nguyên liệu chủ yếu là khoai mì được trồngtại chỗ hoặc thu mua ở khắp nơi. Ngoài ra, còn cần thêm một lượng đường, sữa,nước cốt dừa, trứng gà... theo một tỉ lệ thích hợp.

Để làm ra tấm bánh phồngđược thị trường ưa chuộng và mến mộ, người thợ thủ công phải trải qua nhiều côngđoạn. Khoai mì nguyên liệu đem về lột vỏ, rửa sạch, đồ chín. Sau đó xay nhuyễn, nhồi,vô đường cùng các nguyên phụ liệu khác, nhồi tiếp rồi mới bắc thành cục lớn(khối) và cán thành những tấm bánh phồng.

Chị Tư Kĩnh cho hay, cán bánh là khâu đòi hỏi nhiều kỹ thuật và phải quen tay,quen việc. Khi cán bánh người thợ thủ công lành nghề phải biết lựa thế cán saocho vừa nhanh để cái bánh tròn, mỏng, láng và đẹp. Thường cán từ giữa cán rangoài kết hợp động tác xoay vòng tay cho đều.

Vất vả nhất là làm bánh phồng sữa. Phải vô đường hai lần rồi đến nước cốt dừa vàkhâu cuối là sữa. Khi vô nguyên liệu phải cho khéo, vô đường ít và không đều thìbánh bị sượng không ngon và mẫu mã không đẹp, vô đường nhiều thì chất lượng cũngkhông tốt và hình thức cũng không đẹp.

Tuy vậy, bánh phồng mì Long Trung lúc nào cũng ngon, cũng đẹp bởi bà con đều làthợ thủ công lành nghề, cha truyền con nối, chị Tư Kĩnh tự tin khẳng định. Bảnthân chị theo nghề của cha mẹ từ nhỏ, lúc tóc còn để chỏm. Ban đầu cán bánh khókhăn, dần dần quen tay nên hễ cầm cục bột lên là biết lựa thế cán bánh sao vừatròn, đẹp vừa nhanh nhẹn.

Tại xóm bánh phồng Long Trung, ngoài lò của chị Tư Kĩnh còn có các lò bánh nổitiếng khác như Ba Hiếu, Tư Ghi, Út Tài, Năm Ngẫu, Phạm Văn Mừng. Tết năm nay,xóm bánh phồng Long Trung tung ra thị trường gần 2 triệu chiếc.

Hiện nay, với giá 60.000 đồng/100 bánh, vụ Tết làng nghề bánh phồng mì LongTrung đạt giá trị sản lượng hàng trăm triệu đồng. Tuy không nhiều và qui môkhông lớn so với các nghề thủ công khác nhưng làng nghề bánh phồng mì Long Trunghết sức độc đáo.

Với sản phẩm của mình, làng nghề đã góp thêm vào mâm cỗ mỗi gia đình trong dịpTết Nguyên đán những màu sắc và hương vị đậm đà khó phai, nhắc nhở con cháunhững phong tục, tập quán cổ truyền từ thuở cha ông đi mở cõi phương Nam đến tậnngày nay vẫn luôn đau đáu một tình cảm yêu thương nhớ về nguồn cội. Quan trọnghơn đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động nông thôn buổinông nhàn.

Đáng mừng là nghề làm bánh phồng mì truyền thống của xóm bánh phồng Long Trungđang được địa phương nghiên cứu bảo tồn và phát huy, gắn với mở mang du lịchsinh thái Đồng bằng sông Cửu Long. Hy vọng trong tương lai nghề truyền thống nàyngày một phát huy và tiếp tục đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hộitại địa phương./.

Minh Trí (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục