Lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người
Sáng 3/1, tại Trung tâm Hội nghị-Văn hóa tỉnh Lai Châu diễn ra Lễ Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao, Du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng ban Tổ chức Ngày hội Tống Thanh Hải và Vụ Trưởng vụ Văn hóa Dân tộc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung tặng hoa cho các đoàn tham dự. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Vụ Trưởng vụ Văn hóa Dân tộc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Ngày hội Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu khai mạc. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Ngày hội có sự tham gia của đoàn nghệ nhân, diễn viên thuộc 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cả nước, bao gồm: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Các đoàn này thuộc 13 tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Chương trình văn nghệ chào mừng Ngày hội. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Lễ hội Lùng Tùng, Lễ hội Then Kin Pang, Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, Lễ hội Hạn Khuống... là một số lễ hội đặc sắc của người dân tộc Thái ở tỉnh Lai Châu.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người sẽ được tổ chức tại Lai Châu, góp phần tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc ít người.
Nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn của các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mường, Phù Lá, Thổ và Ơ Đu tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Nghệ An đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2023 đã khép lại, dù vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở, nhưng thành công của sự kiện đã thổi làn gió hy vọng mới về một tương lai tỏa sáng cho nghệ thuật múa.
Ngày hội Văn hóa các Dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần đầu tiên được tổ chức nhằm thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người.