Lee Eun Hye, một sinh viên 24 tuổi đi du lịch ở Nam Mỹ, đã rất bất ngờ khi mỗi lần giới thiệu mình là người Hàn Quốc thì cô lại được dân bản địa chào đón rất nồng nhiệt.
Họ còn nhắc tới những serie phim truyền hình như ""Nàng Dae Jang Geum"" và nữ diễn viên Lee Young Ae, rồi hỏi các tin tức mới nhất về ngành giải trí xứ Kim chi. Điều này cho thấy “Làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu) đã góp phần rất lớn để nâng cao hình ảnh của đất nước này.
Tới Paraguay, Lee Eun Hye còn gặp nhiều người đang học tiếng Hàn. Khi Lee hỏi động lực nào khiến họ học ngôn ngữ của đất nước mình thì cô nhận được câu trả lời rằng, việc xem các serie phim truyền hình Hàn Quốc khiến người ta cảm thấy gần gũi với văn hóa xứ Kim chi.
Một trong những serie phim truyền hình ăn khách nhất của Hàn Quốc là "Bản tình ca mùa Đông" (2003) do tài tử điển trai Bae Yong Joon thủ vai chính. Bộ phim này từng trở thành một hiện tượng ở Nhật Bản, đặc biệt thu hút lớp khán giả lớn tuổi và phụ nữ đã có chồng.
Còn công chúng Trung Quốc là những khán giả nước ngoài đầu tiên xem "Nàng Dae Jang Geum" và sau đó phim này đã được bán sang rất nhiều nước khác, trở thành serie truyền hình Hàn Quốc đầu tiên “chu du” khắp thế giới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy gần đây sự quan tâm tới phim truyền hình và các sản phẩm văn hóa khác của xứ Kim chi đã giảm đi đáng kể. Sự tin tưởng quá mức vào các diễn viên nổi tiếng và khó khăn về kinh phí là hai trong những lý do khiến phim Hàn giảm sức hút.
Thực trạng này khiến KCCA - một cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã quyết định chi 2,4 tỷ won để trợ cấp sản xuất cho chín dự án truyền hình. Hai serie phim đặc biệt đã được tài trợ tổng cộng 1 tỷ won. Nhờ đó mà "Swallow The Sun", bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được quay ở châu Phi, ra đời. Serie này đã được phát sóng từ hồi tháng 7.
Một số phim được tài trợ khác sẽ đến với công chúng vào đầu năm sau, trong đó có "Jejungwon", câu chuyện về một bệnh viện ra đời hồi năm 1885 và "Fair Love", kể về một người đàn ông gặp một phụ nữ trẻ hơn mình 26 tuổi.
Seong Im Gyeong, nhà nghiên cứu tại KCCA nói: “Chúng tôi đã hỗ trợ sản xuất cho các serie phim truyền hình có chất lượng tốt từ năm 2002. Giờ đây, KCCA đang tìm cách mở rộng phạm vi hỗ trợ đến các công ty tư nhân”.
Làng nhạc Hàn Quốc cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng sức hút của Hallyu. Tháng trước, Cơ quan Du lịch Hàn Quốc đã tổ chức Liên hoan Sparkling thường niên lần thứ sáu, sự kiện tụ hội nhiều màn trình diễn gây ấn tượng. Bên cạnh đó, tại nước này còn diễn ra các liên hoan ca khúc châu Á và nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc.
Thêm nữa, cũng phải nhắc đến Hangeul - một “thương hiệu” khác đang ngày càng được ghi nhận ở nước ngoài. Nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã ca ngợi Hangeul là hệ thống chữ viết mang tính khoa học và dễ tiếp thu nhất. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến Hangeul đã trở thành môn học chính thức của một bộ lạc thiểu số ở thành phố Bau-Bau trên đảo Buton, Indonesia.
Tháng 3 năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Hàn Quốc đã đề ra 10 nhiệm vụ để truyền bá ngôn ngữ nước này. Cùng với quyết định đó, Bộ Văn hóa đã đưa ra một “thương hiệu” hợp nhất - Sejong Institute và dự kiến đến năm 2015 sẽ có 350 viện ngôn ngữ Hàn Quốc ở trong nước cũng như hải ngoại.
Những người thích tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc còn quan tâm tới cả ẩm thực và trang phục truyền thống của đất nước này. Khi được hỏi về hình ảnh của Hàn Quốc, nhiều người nghĩ đến công nghệ hoặc các món ăn đặc trưng như kim chi và bulgogi. Các món ăn này đang nằm trong kế hoạch phát triển để toàn cầu hóa Hansik (ẩm thực Hàn Quốc).
Hanbok, trang phục truyền thống ở xứ kim chi, cũng đóng một vai trò lớn trong nền văn hóa của đất nước này. Hanbok thường được các người đẹp xứ Hàn giới thiệu trong những cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ và là chủ đề bàn bạc của cư dân mạng ở Hàn Quốc. Để quảng bá hình ảnh của Hanbok, từ năm 2008, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã tổ chức Liên hoan Tình yêu Hanbok. Năm nay, liên hoan này diễn ra trong hai ngày 23 và 24/10./.
Họ còn nhắc tới những serie phim truyền hình như ""Nàng Dae Jang Geum"" và nữ diễn viên Lee Young Ae, rồi hỏi các tin tức mới nhất về ngành giải trí xứ Kim chi. Điều này cho thấy “Làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu) đã góp phần rất lớn để nâng cao hình ảnh của đất nước này.
Tới Paraguay, Lee Eun Hye còn gặp nhiều người đang học tiếng Hàn. Khi Lee hỏi động lực nào khiến họ học ngôn ngữ của đất nước mình thì cô nhận được câu trả lời rằng, việc xem các serie phim truyền hình Hàn Quốc khiến người ta cảm thấy gần gũi với văn hóa xứ Kim chi.
Một trong những serie phim truyền hình ăn khách nhất của Hàn Quốc là "Bản tình ca mùa Đông" (2003) do tài tử điển trai Bae Yong Joon thủ vai chính. Bộ phim này từng trở thành một hiện tượng ở Nhật Bản, đặc biệt thu hút lớp khán giả lớn tuổi và phụ nữ đã có chồng.
Còn công chúng Trung Quốc là những khán giả nước ngoài đầu tiên xem "Nàng Dae Jang Geum" và sau đó phim này đã được bán sang rất nhiều nước khác, trở thành serie truyền hình Hàn Quốc đầu tiên “chu du” khắp thế giới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy gần đây sự quan tâm tới phim truyền hình và các sản phẩm văn hóa khác của xứ Kim chi đã giảm đi đáng kể. Sự tin tưởng quá mức vào các diễn viên nổi tiếng và khó khăn về kinh phí là hai trong những lý do khiến phim Hàn giảm sức hút.
Thực trạng này khiến KCCA - một cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã quyết định chi 2,4 tỷ won để trợ cấp sản xuất cho chín dự án truyền hình. Hai serie phim đặc biệt đã được tài trợ tổng cộng 1 tỷ won. Nhờ đó mà "Swallow The Sun", bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được quay ở châu Phi, ra đời. Serie này đã được phát sóng từ hồi tháng 7.
Một số phim được tài trợ khác sẽ đến với công chúng vào đầu năm sau, trong đó có "Jejungwon", câu chuyện về một bệnh viện ra đời hồi năm 1885 và "Fair Love", kể về một người đàn ông gặp một phụ nữ trẻ hơn mình 26 tuổi.
Seong Im Gyeong, nhà nghiên cứu tại KCCA nói: “Chúng tôi đã hỗ trợ sản xuất cho các serie phim truyền hình có chất lượng tốt từ năm 2002. Giờ đây, KCCA đang tìm cách mở rộng phạm vi hỗ trợ đến các công ty tư nhân”.
Làng nhạc Hàn Quốc cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng sức hút của Hallyu. Tháng trước, Cơ quan Du lịch Hàn Quốc đã tổ chức Liên hoan Sparkling thường niên lần thứ sáu, sự kiện tụ hội nhiều màn trình diễn gây ấn tượng. Bên cạnh đó, tại nước này còn diễn ra các liên hoan ca khúc châu Á và nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc.
Thêm nữa, cũng phải nhắc đến Hangeul - một “thương hiệu” khác đang ngày càng được ghi nhận ở nước ngoài. Nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã ca ngợi Hangeul là hệ thống chữ viết mang tính khoa học và dễ tiếp thu nhất. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến Hangeul đã trở thành môn học chính thức của một bộ lạc thiểu số ở thành phố Bau-Bau trên đảo Buton, Indonesia.
Tháng 3 năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Hàn Quốc đã đề ra 10 nhiệm vụ để truyền bá ngôn ngữ nước này. Cùng với quyết định đó, Bộ Văn hóa đã đưa ra một “thương hiệu” hợp nhất - Sejong Institute và dự kiến đến năm 2015 sẽ có 350 viện ngôn ngữ Hàn Quốc ở trong nước cũng như hải ngoại.
Những người thích tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc còn quan tâm tới cả ẩm thực và trang phục truyền thống của đất nước này. Khi được hỏi về hình ảnh của Hàn Quốc, nhiều người nghĩ đến công nghệ hoặc các món ăn đặc trưng như kim chi và bulgogi. Các món ăn này đang nằm trong kế hoạch phát triển để toàn cầu hóa Hansik (ẩm thực Hàn Quốc).
Hanbok, trang phục truyền thống ở xứ kim chi, cũng đóng một vai trò lớn trong nền văn hóa của đất nước này. Hanbok thường được các người đẹp xứ Hàn giới thiệu trong những cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ và là chủ đề bàn bạc của cư dân mạng ở Hàn Quốc. Để quảng bá hình ảnh của Hanbok, từ năm 2008, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã tổ chức Liên hoan Tình yêu Hanbok. Năm nay, liên hoan này diễn ra trong hai ngày 23 và 24/10./.
(TT&VH/Vietnam+)