Nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học thuộc Cơ quan nghiên cứu khai thác hàng không vũ trụ cho biết, tốc độ quay của lỗ đen thực ra chỉ bằng 1/5 so với tốc độ ánh sáng.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trên thế giới xác định được tốc độ quay của lỗ đen.
Để tiến hành xác định tốc độ quay của lỗ đen, các nhà khoa học đã thực hiện quan sát một thiên thể có kích thước bằng bốn triệu lần Mặt Trời từ điểm mục tiêu là chòm sao Sagittarius nằm ở trung tâm dải ngân hà.
Do lỗ đen không phát sáng nên rất khó quan sát, vì vậy để xác định chính xác tốc độ quay của lỗ đen, trong quá trình quan sát, các nhà khoa học đã lựa chọn phương pháp mới, tức là thông qua phân tích số liệu tia hồng ngoại, đã tính ra được tốc độ quay của lỗ đen bằng 22% tốc độ ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu này đã phủ định giả thuyết của nhiều nhà khoa học trước đó cho rằng tốc độ quay của lỗ đen bằng 45% tốc độ ánh sáng.
Theo các nhà khoa học, trong quá trình quay, lỗ đen có thể càng quay càng chậm lại. Điều này là vì quá trình quay đã làm tiêu hao một phần năng lượng của chúng./.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trên thế giới xác định được tốc độ quay của lỗ đen.
Để tiến hành xác định tốc độ quay của lỗ đen, các nhà khoa học đã thực hiện quan sát một thiên thể có kích thước bằng bốn triệu lần Mặt Trời từ điểm mục tiêu là chòm sao Sagittarius nằm ở trung tâm dải ngân hà.
Do lỗ đen không phát sáng nên rất khó quan sát, vì vậy để xác định chính xác tốc độ quay của lỗ đen, trong quá trình quan sát, các nhà khoa học đã lựa chọn phương pháp mới, tức là thông qua phân tích số liệu tia hồng ngoại, đã tính ra được tốc độ quay của lỗ đen bằng 22% tốc độ ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu này đã phủ định giả thuyết của nhiều nhà khoa học trước đó cho rằng tốc độ quay của lỗ đen bằng 45% tốc độ ánh sáng.
Theo các nhà khoa học, trong quá trình quay, lỗ đen có thể càng quay càng chậm lại. Điều này là vì quá trình quay đã làm tiêu hao một phần năng lượng của chúng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)