Ngày 28/12 tại Thế Miếu (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụng Bộ Biên Khánh, một loại nhạc cụ truyền thống nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam).
Điều đặc biệt là bộ nhạc cụ này được chế tác bằng chất liệu đá lấy từ vùng núi Nhồi, Thanh Hóa, do doanh nghiệp nghề truyền thống Vĩnh Thành phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tiến sỹ Phan Thanh Hải cho biết đây là lần đầu tiên thợ thủ công truyền thống trong nước chế tạo thành công Bộ Biên Khánh. Tuy nhiên, cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phục chế và hướng dẫn về kỹ thuật chỉnh âm của các chuyên gia đến từ Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc.
Trước đó, năm 2010, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc đã phục chế và chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Bộ Biên Khánh, vốn đã bị thất truyền sau khi nhà Nguyễn sụp đổ.
So với loại nhạc cụ do bạn chuyển giao, Bộ Biên Khánh mới này có độ dày hơn, và có sự thay đổi màu sắc ở bề mặt đá. Ngoài ra, về mặt các thang âm cũng có sự thay đổi (chủ yếu dựa vào Luật lã của Trung Hoa cổ đại), trong đó, mỗi cung đàn âm thanh sẽ cao dần lên.
Đáng chú ý, việc làm Bộ Biên Khánh mới cũng căn cứ vào cung phím của cây đàn Nguyệt, và bộ kèn sáo vì vậy khi đánh trên đàn đá tạo được 4 nốt âm sắc chuẩn, các nốt còn lại hoàn toàn gần như để trang trí....
Việc phục chế và đưa vào sự dụng Bộ Biên Khánh góp phần hoàn chỉnh các loại nhạc khí của nhã nhạc, nhất là để phục vụ trong các ca chương của Lễ tế Nam Giao và Lễ tế Xã Tắc tại Huế.../.
Điều đặc biệt là bộ nhạc cụ này được chế tác bằng chất liệu đá lấy từ vùng núi Nhồi, Thanh Hóa, do doanh nghiệp nghề truyền thống Vĩnh Thành phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tiến sỹ Phan Thanh Hải cho biết đây là lần đầu tiên thợ thủ công truyền thống trong nước chế tạo thành công Bộ Biên Khánh. Tuy nhiên, cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phục chế và hướng dẫn về kỹ thuật chỉnh âm của các chuyên gia đến từ Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc.
Trước đó, năm 2010, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc đã phục chế và chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Bộ Biên Khánh, vốn đã bị thất truyền sau khi nhà Nguyễn sụp đổ.
So với loại nhạc cụ do bạn chuyển giao, Bộ Biên Khánh mới này có độ dày hơn, và có sự thay đổi màu sắc ở bề mặt đá. Ngoài ra, về mặt các thang âm cũng có sự thay đổi (chủ yếu dựa vào Luật lã của Trung Hoa cổ đại), trong đó, mỗi cung đàn âm thanh sẽ cao dần lên.
Đáng chú ý, việc làm Bộ Biên Khánh mới cũng căn cứ vào cung phím của cây đàn Nguyệt, và bộ kèn sáo vì vậy khi đánh trên đàn đá tạo được 4 nốt âm sắc chuẩn, các nốt còn lại hoàn toàn gần như để trang trí....
Việc phục chế và đưa vào sự dụng Bộ Biên Khánh góp phần hoàn chỉnh các loại nhạc khí của nhã nhạc, nhất là để phục vụ trong các ca chương của Lễ tế Nam Giao và Lễ tế Xã Tắc tại Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN)